Bước tới nội dung

Tiếng Tofa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Tofa
Тоъфа дыл (Tòfa dıl)
Sử dụng tạiNga
Khu vựcIrkutsk
Tổng số người nói93 (thống kê 2010)[1]
Dân tộcTofalar
Phân loạiTurk
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3kim
Glottologkara1462[2]
ELPTofa
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Tofa, còn gọi là tiếng Tofalar hay tiếng Karagas, là một ngôn ngữ Turk sắp biến mất, là ngôn ngữ của người Tofatỉnh Irkutsk, Liên bang Nga. Ước tính số người nói biến thiên từ 93 người[1] đến chưa tới 40 người.[3]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Tofa có quan hệ gần nhất với tiếng Tuva[4] và cả hai tạo ra một chuỗi phương ngữ. Tuha và Tsengel có thể được coi là phương ngữ tiếng Tuva hoặc tiếng Tofa. Tiếng Tofa cùng tiếng Tuva đều giữ nguyên *d (ví dụ, hodan "thỏ rừng", so với quyon tiếng Uzbek) và phát triển một thanh thấp từ nguyên âm ngắn (ví dụ, *et > èt "thịt").

Alexander Vovin (2017) ghi nhận rằng tiếng Tofa và những ngôn ngữ Turk Xibia khác có từ mượn Enisei.[5]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]
Tofalaria trong quá khứ

Người Tofa, còn gọi là Tofalar hay Karagas, là một dân tộc bản địa miền tây nam tỉnh Irkutsk, Nga. Vùng nơi họ sinh sống mang tên Tofalaria. Trước đây, họ là dân du mục chăn tuần lộc, sống trong và quanh miền đông dãy Sayan. Hầu hết người Tofa bỏ nghề chăn tuần lộc vào thế kỷ XX, đến nay chỉ còn một gia đình duy trì truyền thống này.[6] Được chỉ phủ Liên Xô năm 1926 công nhận là một "tộc người thiểu số phương Bắc" (tiếng Nga: коренные малочисленные народы Севера, Сибири и Дальнего Востока), người Tofa có địa vị pháp lí đặc biệt và được hỗ trợ kinh tế. Dân số người Tofa là hơn 750 người; chừng 5% trong đó có tiếng Tofa là bản ngữ (2002).[6][7]

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Tofa, dù ít khi được viết ra, sử dụng bảng chữ cái Kirin:

А а Б б В в Г г Ғ ғ Д д Е е
Ә ә Ё ё Ж ж З з И и I i Й й
К к Қ қ Л л М м Н н Ң ң О о
Ө ө П п Р р С с Т т У у Ү ү
Ф ф Х х Һ һ Ц ц Ч ч Ҷ ҷ Ш ш
Щ щ ъ Ы ы ь Э э Ю ю Я я

Tiếng Tofa có những kí tự sau không có trong bảng chữ cái tiếng Nga: Ғғ [ɣ], Әә [æ], Ii [iː], Ққ [q], Ңң [ŋ], Өө [œ], Үү [y], Һһ [h], vàҶҷ [d͡ʒ]. Thêm vào đó, ъ có thể được dùng để chi thanh thấp, như trong эът "thịt".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Row 223 in Приложение 6: Население Российской Федерации по владению языками [Appendix 6: Population of the Russian Federation by languages used] (bằng tiếng Nga). Федерадьная служба государственной статистики. Bản gốc (XLS) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Karagas”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Anderson, Gregory D.; Harrison, K. David (2004) [2003]. 'Natural' and obsolescent change in Tofa” (PDF). Living Tongues. tr. 11–13. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Lars Johanson (1998) "The History of Turkic". In Lars Johanson & Éva Ágnes Csató (eds) The Turkic Languages. London, New York: Routledge, 81-125. Classification of Turkic languages at Turkiclanguages.com Lưu trữ 2011-04-08 tại Wayback Machine
  5. ^ Vovin, Alexander. 2017. "Some Tofalar Etymologies." In Essays in the history of languages and linguistics: dedicated to Marek Stachowski on the occasion of his 60th birthday. Krakow: Księgarnia Akademicka.
  6. ^ a b Donahoe, Brian Robert (2004) A line in the Sayans: History and divergent perceptions of property among the Tozhu and Tofa of South Siberia. Doctoral Thesis. Indiana University.
  7. ^ Harrison, Kevin David (2003). “Language Endangerment Among the Tofa”. Cultural Survival Quarterly: 53–55.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]