Bước tới nội dung

Tiếng Kazakh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kazakh
қазақ тілі, qazaq tılı, قازاق تىلى
Phát âm[qɑˈzɑq tɘˈlɘ]
Sử dụng tạiKazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Kyrgyzstan
Khu vựcTurkestan, Dzungaria, Tiểu Á, Khorasan, Thung lũng Fergana
Tổng số người nói15 triệu (2016)
Phân loạiTurk
Hệ chữ viếtCác bảng chữ cái tiếng Kazakh (Kirin, Latinh, Ba Tư-Ả Rập)
Hệ chữ nổi tiếng Kazakh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Kazakhstan
 Nga

 Trung Quốc

Quy định bởiCục ngôn ngữ Kazakh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1kk
ISO 639-2kaz
ISO 639-3kaz
Glottologkaza1248[2]
Linguasphere44-AAB-cc
Vùng nói tiếng Kazakh:
  vùng nơi tiếng Kazakh là ngôn ngữ của phần đông dân số
  vùng nơi tiếng Kazakh là ngôn ngữ thiểu số đáng kể
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Kazakh (қазақ тілі, қазақша, qazaq tılı, qazaqşa, قازاق ٴتىلى, قازاقشا; phát âm [qɑˈzɑq tɘˈlɘ]) là một ngôn ngữ Turk thuộc về nhánh Kipchak (hay Turk Tây Bắc), và có quan hệ gần với tiếng Nogai, tiếng Kyrgyz, và đặc biệt là tiếng Karakalpak. Đây là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Kazakhstan và là một ngôn ngữ thiểu số đáng kể lại châu tự trị dân tộc Kazakh Ili tại Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cũng như tại tỉnh Bayan-Ölgii của Mông Cổ. Tiếng Kazakh cũng được nói bởi nhiều người Kazakh trên khắp Liên Xô cũ (gồm khoảng 500.000 tại Liên bang Nga theo thống kê 2002), Afghanistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và Đức.

Như các ngôn ngữ Turk khác, đây là một ngôn ngữ chắp dính.

Vào tháng 10 năm 2017, Tổng thống Kazakh Nursultan Nazarbayev đã ra tuyên bố rằng chính phủ sẽ chuyển từ sử dụng bảng chữ cái Kirin sang bảng chữ cái Latinh vào năm 2025.[3]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Kazakh hiện diện trên một vùng rộng lớn, từ dãy núi Thiên Sơn tới bờ tây của biển Caspi. Nó là ngôn ngữ chính thức của Kazakhstan, với gần người 10 triệu người bản ngữ.[4][5]Trung Quốc, hơn một triệu người Kazakh định cư tại Ili thuộc Tân Cương.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kazakh”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ https://www.theguardian.com/world/2017/oct/26/kazakhstan-switch-official-alphabet-cyrillic-latin
  4. ^ “Central Asia: Kazakhstan”. The 2017 World Factbook. Central Intelligence Agency. 26 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ Map showing the geographical diffusion of the Kazakh and other Turkish languages
  6. ^ Simons, Gary F.; Fennig, Charles D. biên tập (2017). “Kazakh”. Ethnologue: Languages of the World (ấn bản thứ 20). Dallas, Texas: SIL International. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2017.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kara, Dävid Somfai (2002), Kazak, Lincom Europa, ISBN 9783895864704
  • Mark Kirchner: "Kazakh and Karakalpak". In: The Turkic languages. Ed. by Lars Johanson and É. Á. Csató. London [u.a.] : Routledge, 1998. (Routledge language family descriptions). S.318-332.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]