Giambattista Vico
Giambattista Vico | |
---|---|
Sinh | Napoli, Vương quốc Napoli | 23 tháng 6 năm 1668
Mất | 23 tháng 1 năm 1744 Napoli, Vương quốc Napoli | (75 tuổi)
Quốc tịch | Ý |
Học vị | University of Naples (LL.D., 1694) |
Tác phẩm nổi bật | Principî di Scienza Nuova De antiquissima Italorum sapientia |
Thời kỳ | Triết học thế kỷ 18 |
Vùng | Triết học phương Tây |
Trường phái | Chủ nghĩa lịch sử Chủ nghĩa nhân đạo Cơ đốc Giáo |
Tổ chức | University of Naples |
Đối tượng chính | Tu từ học, Triết học chính trị, Tri thức luận, Triết học lịch sử, Luật học |
Tư tưởng nổi bật | Verum esse ipsum factum (chủ nghĩa kiến tạo) |
Ảnh hưởng bởi | |
Giambattista Vico (tên khai sinh là Giovan Battista Vico, /ˈviːkoʊ/; tiếng Ý: [ˈviko], 23 tháng 6 năm 1668 - 23 tháng 1 năm 1744) là triết gia chính trị, tu từ gia, sử gia và luật gia thuộc thời kỳ Khai sáng. Ông đã chỉ trích sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa duy lý hiện đại và là một người biện giải cho Cổ đại Hy-La và là người báo trước tư tưởng phức tạp và có hệ thống, trong sự đối lập với phương pháp Descartes và những dạng khác của chủ nghĩa rút gọn và là người mô tả đầu tiên những nền tảng của môn khoa học xã hội và ký hiệu học.
Câu cách ngôn bằng tiếng Latin Verum esse ipsum factum (cái gì đúng là chính xác cái được tạo ra) được đề xuất bởi Vico là một ví dụ khởi đầu của chủ nghĩa kiến tạo.[2][3] Ông mở đầu lĩnh vực hiện đại của triết học của lịch sử, và mặc cho cụm từ triết học của lịch sử không xuất hiện trong các bài viết của ông, Vico đã nói là "lịch sử của triết học được thuật lại một cách triết học".[4] Mặc dù không phải là một người theo chủ nghĩa lịch sử, mối quan tâm đương thời của Vico thường được thúc đẩy bởi các nhà chủ nghĩa lịch sử, ví dụ như Isaiah Berlin, một triết gia và là người nghiên cứu lịch sử các tư tưởng,[5] Edward Said, một nhà phê bình văn học, và Hayden White, một nhà siêu lịch sử.[6][7]
Sinh thời, Vico hầu như không được người ta biết đến. Tuy nhiên, từ thế kỷ 19 trở đi, tư tưởng của ông đã được phổ biến rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn.[8]
Tác phẩm kinh điển của Vico là cuốn Scienza Nuova (1725, Khoa học mới), tác phẩm thể hiện sự cố gắng xây dựng một tổ chức có hệ thống cho lĩnh vực nhân văn học như là một môn khoa học riêng biệt, môn ghi chú và giải thích những chu kỳ lịch sử bởi những xã hội lớn mạnh và sụp đổ.[9]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sinh ra trong gia đình có cha là người bán sách tại Napoli, Ý, Giovan Battista Vico đã tham gia một số trường, nhưng sức khỏe kém và sự không hài lòng với triết học kinh viện của các tu sĩ dòng Tên đã dẫn đến việc ông tự học ở nhà với các gia sư. Bằng chứng từ tác phẩm tự truyện của ông đã cho thấy rằng ông gần như tự học với ảnh hưởng từ bên nội, trong khoảng thời gian 3 năm vắng mặt tại trường học, đó là hệ quả của một cú ngã tình cờ khi Vico được 7 tuổi.[10] Việc học chính thức của Vico là ở Đại học Napoli, nơi ông tốt nghiệp vào năm 1694 như một tiến sĩ về giáo luật và luật dân sự.[10]
Vào năm 1686, sau khi thoát khỏi một trận sốt phát ban, ông nhận một công việc gia sư ở Vatolla, phía nam Salerno, nơi ông đã gắn liền trong vòng 9 năm, cho đến năm 1695.[10] Bốn năm sau, 1699, Vico kết hôn với Teresa Caterina Destito, một người bạn từ thuở thơ ấu, và chấp nhận một chức vụ về tu từ học ở Đại học Napoli và ông ở chức vụ đó cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1741.[10] Xuyên suốt sự nghiệp hàn lâm của mình, ông mong muốn, nhưng không đạt được, chức vụ được tôn trọng nhất về luật học. Tuy nhiên, vào năm 1734, ông được danh hiệu Nhà sử học Hoàng gia bởi Carlos III của Tây Ban Nha, vủa của Napoli, với một mức lương cao hơn những gì ông kiếm được ở chức vụ giáo sư đại học.
Tu từ học và chủ nghĩa nhân đạo của Vico
[sửa | sửa mã nguồn]Cái nhìn của Vico về tu từ học là sản phẩm của những mối quan tâm đầy tính nhân đạo và mang tính giáo dục của ông. Trong một bài phát biểu mở đầu vào năm 1708 có tên De Nostri Temporis Studiorum Ratione (Về trật tự của những kỷ luật học thuật trong thời đại của chúng ta), Vico nói rằng dù là ai "có đang dự định một công việc trong cuộc sống công cộng, dù là ở tòa án, nghị viện hay bục giảng" cũng nên được dạy để "nâng tầm nghệ thuật của những chủ đề và để bảo vệ tất cả các bên của một cuộc tranh luận, trên nền tảng tự nhiên, con người hay chính trị, theo phong cách tự do hơn và sáng sủa hơn về sự thể hiện, vì thế anh ta có thể học để hòa giải những tranh luận như thế này ở mức có thể nhất và đạt được mức độ cao nhất của sự minh bạch". Tuy nhiên, trong cuốn Khoa học mới, ông còn tố cáo việc bảo vệ các bên trong các cuộc tranh luận là một sự hùng biện lầm lỗi.
Với vai trò là Giáo sư Hoàng gia về Hùng biện bằng tiếng Latin, Vico đã chuẩn bị cho những người học ở cấp độ cao hơn trong các lĩnh vực về luật và luật học. Vì thế, những bài học của ông là vè những khía cạnh chính thức của luật giáo hội của tu từ học, bao gồm cả sự sắp xếp và truyền tải của một cuộc tranh luận. Nhưng ông lại chọn sự liên tưởng về tu từ học của Aristotle với logic và biện chứng, do đó đặt kết thúc (biện chứng) vào trung tâm của nó. Sự phản đối của ông đối với tu từ học hiện đại là bởi nó đã bị ngăn cách với lẽ thường (sensus communis), thứ được mô tả là "lẽ mang tầm thế giới" phổ biến với tất cả mọi người.
Trong các bài giảng và xuyên suốt các tác phẩm của mình, phép tu từ học của Vico bắt đầu bằng một cuộc tranh luận trung tâm (medius terminus), thứ được làm rõ bởi việc đi theo trật tự của các sự vật theo chiều phát triển trong trải nghiệm của chúng ta. Khả năng và hoàn cảnh duy trì tính quan trọng theo tỷ lệ của nó, và sự khám phá - dựa vào các chủ đề (loci) - thay thế các tiên đề xuất phát từ suy nghĩ mang tính trừu tượng và phản chiếu. Trong truyền thống của phép tu từ học La Mã kinh điển, Vico đã đưa ra để dạy các nhà hùng biện (hay các nhà tu từ học) như là những người điều khiển của oratio, một dạng bài phát biểu với ratio (lý do) nằm ở trung tâm. Điều đáng chú ý đối với nghệ thuật hùng biện là mối liên kết có trật tự giữa lẽ thường và cái kết tương xứng với bài hùng biện, một cái kết không bị ép buộc dựa vào tưởng tượng từ bề trên (theo cách của Thiên Chúa giáo hiện đại và giáo điều), mà được tạo nên bởi chính lẽ thường. Trong truyền thống của Socrates và Cicero, nhà hùng biện đích thực của Vico là một nữ hộ sinh cho sự ra đời của "cái đúng" (như một ý tưởng) xuất phát từ "cái xác định" là sự thiếu hiểu biết trong tư tưởng của học sinh.
Khám phá lại về "sự khôn ngoan cổ đại nhất" của các lý lẽ mà sự khôn ngoan ở đây là humana stultitia (sự ngu ngốc của nhân loại), sự nhấn mạnh của Vico về sự quan trọng của đời sống dân sự và nghĩa vụ chuyên môn là trong truyền thống nhân đạo. Ông sẽ kêu gọi một nền nghệ thuật tranh biện theo phương pháp Socrates (mang tính luật) chống lại mầm mống của đặc quyền hiện đại của mô hình giáo điều của lý lẽ, cái mà ông gọi là "phương pháp hình học của René Descartes và các nhà logic ở tu viện Port-Royal-des-Champs.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g Piperno, Martina (2018). “Giambattista Vico's 'Constructive' Language and its Post-Revolutionary Readers”. Comparative Critical Studies. 15 (2): 261–278. doi:10.3366/ccs.2018.0292.
- ^ Ernst von Glasersfeld, An Introduction to Radical Constructivism.
- ^ Bizzell and Herzberg, The Rhetorical Tradition, p. 800.
- ^ The contemporary interpretation of Vico is by Verene, Donald Philip. See: "Giambattista Vico" (2002), A Companion to Early Modern Philosophy, Steven M. Nadler, ed. London:Blackwell Publishing, ISBN 0-631-21800-9, p. 570.
- ^ Vico and Herder: Two Studies in the History of Ideas
- ^ Giambattista Vico (1976), "The Topics of History: The Deep Structure of the New Science", in Giorgio Tagliacozzo and Donald Philip Verene, eds, Science of Humanity, Baltimore and London: 1976.
- ^ Giambattista Vico: An International Symposium. Giorgio Tagliacozzo and Hayden V. White, eds. Johns Hopkins University Press: 1969. Attempts to inaugurate a non-historicist interpretation of Vico are in Interpretation: A Journal of Political Philosophy [1], Spring 2009, Vol. 36.2, and Spring 2010 37.3; and in Historia Philosophica, Vol. 11, 2013 [2].
- ^ Lịch sử triết học phương Tây, Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2015
- ^ The Penguin Encyclopedia (2006), David Crystal, ed., p. 1,409.
- ^ a b c d Costelloe, Timothy. “Giambattista Vico”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2014.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Chisholm, Hugh biên tập (1911). Encyclopædia Britannica. 28 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. .
- Fabiani, Paolo. "The Philosophy of the Imagination in Vico and Malebranche". F.U.P. (Florence UP), Italian edition 2002, English edition 2009.
- Goetsch, James. Vico’s Axioms: The Geometry of the Human World.. New Haven: Yale UP, 1995.
- Mooney, Michael. Vico in the Tradition of Rhetoric. New Jersey: Princeton UP, 1985.
- Pompa, Leon. Vico: A Study of the New Science. Cambridge: Cambridge UP, 1990.
- Mục nhập "Giambattista Vico" trong Bách khoa Toàn thư Triết học Stanford
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Andreacchio, Marco. "Epistemology's Political-Theological Import in Giambattista Vico" in Telos. Vol. 185 (2019); pp. 105–27.
- Bedani, Gino. Vico Revisited: Orthodoxy, Naturalism and Science in the Scienza Nuova. Oxford: Berg Publishers, 1989.
- Berlin, Isaiah. Vico and Herder. Two Studies in the History of Ideas. London, 1976.
- Berlin, Isaiah. Three Critics of the Enlightenment: Vico, Hamann, Herder. London and Princeton, 2000.
- Bizzell, Patricia, and Bruce Herzberg. The Rhetorical Tradition: Readings from Classical Times to the Present. 2nd ed. Basingstoke: Macmillan; Boston, Ma: Bedford Books of St Martin's Press, 2001. Pp. Xv, 1673. (First Ed. 1990). 2001.
- Colilli, Paul. Vico and the Archives of Hermetic Reason. Welland, Ont.: Editions Soleil, 2004.
- Croce, Benedetto. The Philosophy of Giambattista Vico. Trans. R.G. Collingwood. London: Howard Latimer, 1913.
- Danesi, Marcel. Vico, Metaphor, and the Origin of Language. Bloomington: Indiana UP, 1993
- Fabiani, Paolo, "The Philosophy of the Imagination in Vico and Malebranche". F.U.P. (Florence UP), Italian edition 2002, English edition 2009.
- Fisch, Max, and Thomas G. Bergin, trans. Vita di Giambattista Vico (The Autobiography of Giambattista Vico). 1735–41. Ithaca: Cornell UP, 1963.
- Giannantonio, Valeria. Oltre Vico – L'identità del passato a Napoli e Milano tra '700 e '800, Carabba Editore, Lanciano, 2009.
- Gould, Rebecca Ruth. "Democracy and the Vernacular Imagination in Vico’s Plebian Philology," History of Humanities 3.2 (2018): 247–277.
- Grassi, Ernesto. Vico and Humanism: Essays on Vico, Heidegger, and Rhetoric. New York: Peter Lang, 1990.
- Hösle, Vittorio. "Vico und die Idee der Kulturwissenschaft" in Prinzipien einer neuen Wissenschaft über die gemeinsame Natur der Völker, Ed. V. Hösle and C. Jermann, Hamburg: F. Meiner, 1990, pp. XXXI-CCXCIII
- Levine, Joseph. Giambattista Vico and the Quarrel between the Ancients and the Moderns. Journal of the History of Ideas 52.1(1991): 55-79.
- Lilla, Mark. G. B. Vico: The Making of an Anti-Modern. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1993.
- Mazzotta, Giuseppe. The New Map of the World: The Poetic Philosophy of Giambattista Vico. Princeton: Princeton University Press, 1999.
- Miner, Robert. Vico, Genealogist of Modernity. Notre Dame: University of Notre Dame Press, 2002.
- Schaeffer, John. Sensus Communis: Vico, Rhetoric, and the Limits of Relativism. Durham: Duke UP, 1990.
- Verene, Donald. Vico's Science of Imagination. Ithaca: Cornell UP, 1981.
- Verene, Molly Black "Vico: A Bibliography of Works in English from 1884 to 1994." Philosophy Documentation Center, 1994.
- Alain Pons, Vie et mort des Nations. Lecture de la Science nouvelle de Giambattista Vico, L'Esprit de la Cité, Gallimard, 2015
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Các tác phẩm của Giambattista Vico tại Dự án Gutenberg
- Các tác phẩm của hoặc nói về Giambattista Vico tại Internet Archive
- Institute for Vico Studies
- Entry in the Internet Encyclopedia of Philosophy
- Entry in the Stanford Encyclopedia of Philosophy
- Entry in the Johns Hopkins Guide to Literary Theory Lưu trữ 2002-05-20 tại Wayback Machine
- Verene, Donald Phillip. Essay on Vico's humanism tại Wayback Machine (lưu trữ 2002-05-20), archived from Johns Hopkins University Press.
- Vico's Poetic Philosophy within Europe's Cultural Identity, Emanuel L. Paparella Lưu trữ 2023-06-09 tại Wayback Machine
- Leon Pompa, Vico's Theory of the Causes of Historical Change, archived at The Institute for Cultural Research
- Portale Vico - Vico Portal
- Text of the New Science in multiple formats
- Essays on Vico's creative influence on James Joyce's Finnegans Wake
- Samuel Beckett's essay on Vico and Joyce
- Vico's creative influence on Richard James Allen's The Way Out At Last Cycle
- Vico's Historical Mythology
- Rafferty, Michael (1913). “VICO (1668-1744)”. Trong Macdonell, John; Manson, Edward William Donoghue (biên tập). Great Jurists of the World. London: John Murray. tr. 345-389. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2019 – qua Internet Archive.
- Bài viết có liên kết Stanford Encyclopedia of Philosophy
- Sinh năm 1668
- Mất năm 1744
- Nhà triết học Ý
- Luật gia Ý
- Sử gia Ý
- Triết gia thế kỷ 18
- Thời kỳ Khai sáng
- Nhà triết học cận đại
- Triết gia thời kỳ Khai sáng
- Nhà tri thức luận
- Nhà siêu hình học
- Nhà bản thể học
- Người Napoli
- Nhà triết học ngôn ngữ
- Triết gia chính trị
- Triết học xã hội
- Lịch sử tư tưởng
- Nhà sư phạm Ý
- Nhà văn siêu hình
- Nhà triết học khoa học
- Triết học lịch sử
- Triết học khoa học xã hội