Bước tới nội dung

Karl Marx

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Karl Marx

Ảnh chân dung Marx chụp bởi John Mayall, 1875
SinhKarl Heinrich Marx
(1818-05-05)5 tháng 5 năm 1818
Trier, Phổ, Bang liên Đức
Mất14 tháng 3 năm 1883(1883-03-14) (64 tuổi)
London, Anh quốc
Quốc tịch
Học vị
Phối ngẫu
Jenny von Westphalen
(cưới 1843⁠–⁠mất1881)
Con cái7, bao gồm Jenny, LauraEleanor
Cha mẹ
Người thân
Thời kỳTriết học thế kỷ 19
VùngTriết học phương Tây
Trường phái
Luận vănSự khác biệt giữa triết học tự nhiên Democritus và Epicurus (1841)
Tư vấn tiến sĩBruno Bauer
Đối tượng chính
  • Triết học
  • kinh tế
  • lịch sử
  • chính trị
Tư tưởng nổi bật
Chữ ký

Karl Heinrich Marx (phiên âm tiếng Việt: Các Mác; 5 tháng 5 năm 1818 – 14 tháng 3 năm 1883) là một nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức. Tên tuổi của Marx gắn liền với hai danh tác nổi bật, đó là cuốn pamfơlê Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) và bốn tập sách Das Kapital. Những tư tưởng chính trị và triết học của Marx đã có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của các lĩnh vực tri thức, kinh tế và chính trị mãi tận về sau.

Karl Marx chào đời tại Trier, Đức. Ở bậc đại học, Marx lựa chọn học ngành luật và triết. Ông kết hôn với nhà phê bình kịch nghệ sân khấu kiêm nhà hoạt động chính trị tên là Jenny von Westphalen vào năm 1843. Do liên tục tung ra các ấn bản chính trị làm phật lòng chính quyền sở tại, Marx lâm vào cảnh không quốc tịch, rồi đành sống lưu vong cùng vợ và con cái tại Luân Đôn suốt nhiều thập kỷ. Tại đây, ông tiếp tục xây dựng các tư tưởng của mình với sự trợ giúp của triết gia người Đức Friedrich Engels và cho xuất bản nhiều tác phẩm, miệt mài nghiên cứu tại phòng đọc của Bảo tàng Anh.

Những lý thuyết phê phán của Marx về xã hội, kinh tế, chính trị – gọi chung là chủ nghĩa Marx – cho rằng các xã hội loài người từ xưa đến nay diễn tiến nhờ đấu tranh giai cấp. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, điều này hiện thân ở dạng đấu tranh giữa giai cấp thống trị (hay giai cấp tư sản), giai cấp kiểm soát hoàn toàn phương tiện sản xuất, và giai cấp lao động (hay giai cấp vô sản), giai cấp phải vận hành những phương tiện sản xuất sở hữu bởi giai cấp tư sản bằng sức lao động của bản thân để được hưởng tiền công.[3] Dựa trên hướng tiếp cận mang tính phê phán mà ông gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marx tiên đoán rằng chủ nghĩa tư bản sẽ liên tục nảy sinh các mâu thuẫn nội bộ giống như những hình thái kinh tế chính trị đi trước; điều này rốt cuộc sẽ khiến nó tự sụp đổ và bị thay thế bởi phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Theo Marx, sự đối kháng giai cấp trong lòng chủ nghĩa tư bản – bắt nguồn một phần từ bản tính bất ổn định và dễ khủng hoảng của nó – sẽ khơi mào ý thức giai cấp của toàn thể công nhân lao động, thôi thúc họ vùng lên tiếm đoạt quyền lực chính trị và cuối cùng tạo lập nên một xã hội cộng sản phi giai cấp nhờ liên tưởng tự do về sản xuất.[4] Marx luôn chủ trương áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, ông cho rằng giai cấp lao động phải thực hiện cách mạng vô sản một cách có tổ chức nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản và giải phóng thể chế kinh tế xã hội.[5]

Marx được đánh giá là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, các tác phẩm của ông đã nhận được nhiều lời tán dương cũng như nhiều lời chỉ trích.[6] Các công trình kinh tế học của ông đã đặt nền móng cho phần lớn sự hiểu biết hiện tại của ta về lao động và mối quan hệ của lao động với tư bản.[7][8][9] Vô số nhà trí thức, các tổ chức công đoàn, các nghệ sĩ và các đảng phái chính trị trên khắp thế giới đều chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Marx, theo đó một số cá nhân và đoàn thể tiếp tục phát huy và sửa đổi lý thuyết của ông sao cho phù hợp với thế sự. Marx thường được trích dẫn là một trong những kiến trúc sư chính của ngành khoa học xã hội đương đại.[10][11]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi thơ và giáo dục thuở sớm: 1818–1836

[sửa | sửa mã nguồn]

Marx chào đời ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Brückengasse 664, Trier; một thị trấn cổ kính hồi bấy giờ thuộc tỉnh Rhine Hạ của Vương quốc Phổ.[12] Cha ông là Heinrich Marx (1778 – 1838) và mẹ ông là Henriette Pressburg (1788 – 1863), vốn là một gia đình gốc Do Thái không theo tôn giáo; song trước khi Marx ra đời họ đã chính thức theo Kitô giáo. Ông ngoại Marx là một giáo sĩ rabbi người Hà Lan. Họ hàng bên nội ông có truyền thống làm rabbi tại Trier kể từ năm 1723, và ông nội Marx là Meier Halevi Marx cũng giúp tiếp nối cái truyền thống lâu đời ấy.[13] Cha ông, hồi nhỏ có biệt danh Herschel, là người đầu tiên trong dòng họ được giáo dục theo hướng thế tục. Herschel trở thành một luật sư với mức lương khá giả thuộc lớp thượng trung lưu, hơn nữa gia đình ông cũng sở hữu nhiều mảnh vườn trồng nho ở Moselle. Trước thời điểm Marx ra đời và thời điểm mà phong trào bãi bỏ sự giải phóng Do Thái diễn ra tại Rhineland,[14] Herschel đã cải sang đạo Phúc Âm thuộc giáo hội Phổ, rồi đổi tên thành Heinrich.[15]

Nơi sinh của Marx tại Brückenstraße 10 ở Trier ngày nay. Gia đình Marx sống tại hai phòng ở tầng trệt và ba phòng ở tầng một.[16] Ngôi nhà này được bán cho Đảng Dân chủ Xã hội Đức vào năm 1928, và hiện là một bảo tàng về quãng đời thuở niên thiếu của Marx.[17]

Heinrich không quá gắn bó với tôn giáo mà là người rất ngưỡng mộ phong trào Khai Sáng và lấy làm thú vị những tư tưởng của hai nhà hiền triết Immanuel KantVoltaire. Với tư cách là người theo chủ nghĩa tự do cổ điển, ông gia nhập phong trào ủng hộ tạo lập một hiến pháp và thực hiện cải cách tại Phổ, đất nước lúc ấy còn theo chế độ quân chủ chuyên chế.[18] Năm 1815, Heinrich Marx bắt đầu làm luật sư và trong năm 1819 đã chuyển gia đình tới một căn nhà 10 phòng gần Porta Nigra.[19] Vợ ông là Henriette Pressburg, một người phụ nữ Hà Lan theo Do Thái giáo, vốn xuất thân từ một gia đình doanh nhân thành đạt mà về sau sáng lập công ty Philips Electronics nổi tiếng. Em gái bà Sophie Pressburg (1797–1854) kết hôn với Lion Philips (1794–1866); Sophie là bà ngoại của Gerard PhilipsAnton Philips, và là bà cố của Frits Philips. Em rể của Henriette, Lion Philips, làm chủ một công xưởng sản xuất thuốc lá Hà Lan rất thịnh vượng. Trong những năm tháng vợ chồng Karl và Jenny Marx lưu đày ở London, hai người họ đã nhiều lần phải vay mượn tiền từ Philips để trang trải cuộc sống.[20]

Ta có rất ít thông tin về thời thơ ấu của Marx.[21] Ông là con thứ ba trong gia đình với 9 anh chị em. Sau khi người anh trai Moritz mất vào năm 1819, ông trở thành người con cả trong mắt cha mẹ mình.[22] Marx và anh chị em còn lại của ông, Sophie, Hermann, Henriette, Louise, Emilie và Caroline, được rửa tội và gia nhập Giáo hội Luther vào tháng 8 năm 1824. Mẹ ông cũng cải theo vào tháng 12 năm 1825.[23] Cha Marx tự mình kèm cặp con trai cho tới năm 1830, khi ông được gửi tới học ở trường Trung học Trier (Gymnasium zu Trier [de]). Hiệu trưởng trường này là Hugo Wyttenbach, một người bạn của cha Marx. Ông thường thuê các giáo viên theo chủ nghĩa tự do nhân bản đến đứng giảng tại trường, khiến cho giới chức tại địa phương vốn theo chủ nghĩa bảo thủ chính trị rất phẫn nộ. Năm 1832, cảnh sát được lệnh khám xét khẩn cấp ngôi trường và trong quá trình đó đã phát giác nhiều tài liệu chính trị tự do được phân phát cho học sinh. Sau vụ việc đó, chính quyền địa phương tiến hành cải tổ và thay thế nhiều giáo chức của nhà trường.[24]

Vào tháng 10 năm 1835, cậu thiếu niên Marx 17 tuổi lữ hành đến Đại học Bonn, háo hức muốn được nghiên cứu triết học và văn chương tuy rằng cha ông lúc ấy lại muốn hướng con theo ngành luật để phù hợp với thực tiễn hơn.[25] Do được chẩn đoán mắc chứng "lồng ngực yếu",[26] Marx được miễn tòng quân lúc 18 tuổi. Tại Đại học Bonn, Marx đã gia nhập Câu lạc bộ Nghệ sĩ, một hội nhóm quy tụ nhiều nhân vật có tư tưởng chính trị cấp tiến, sở dĩ do vậy mà bị cảnh sát theo dõi rất sát sao.[27] Ngoài ra Marx cũng từng tham gia Câu lạc bộ Tửu quán Trier (tiếng Đức: Landsmannschaft der Treveraner), sau giữ chức đồng chủ tịch của hội uống rượu này.[28][29] Ông cũng rất hay vướng vào những vụ cãi cọ đôi co, có khi còn làm to chuyện lên; ví dụ vào tháng 8 năm 1836, ông đề nghị tỉ thí đấu kiếm với một sinh viên từ Borussian Korps để giải quyết mâu thuẫn.[30] Điểm số kì học đầu của Marx tại trường Bonn tuy khá tốt, song về sau do chểnh mảng mà ngày càng tụt dốc. Điều này khiến cha Marx ép ông chuyển tới Đại học Berlin với hy vọng kết quả học tập của con mình sẽ tiến bộ hơn.[31]

Chủ nghĩa Hegel và nghiệp báo chí thuở sớm: 1836–1843

[sửa | sửa mã nguồn]

Dành mùa hè và mùa thu năm 1836 ở Trier, Marx trở nên nghiêm túc hơn về nghiệp học và cuộc sống của mình. Ông đính hôn với Jenny von Westphalen, một thiếu nữ có học thức sinh ra trong một gia đình tiểu quý tộc, người đã quen Marx từ thuở ấu thơ. Jenny đã từ khước hôn ước với một chàng quý tộc trẻ tuổi để có thể ở bên Marx. Mối quan hệ này đã gây nhiều lùm xùm vì hai người họ khác biệt về cả tôn giáo lẫn tầng lớp xã hội, song mọi chuyện được giải quyết ổn thỏa sau khi Marx kết thân với cha cô là Ludwig von Westphalen (một quý tộc theo chủ nghĩa tự do).[32] Bảy năm sau khi đính hôn, vào ngày 19 tháng 6 năm 1843, Marx và Jenny kết hôn tại một nhà thờ Tin lành ở Kreuznach.[33]

Tháng 10 năm 1836, sau khi trúng tuyển khoa luật của trường đại học Berlin, Marx lên Berlin và thuê trọ ở Mittelstrasse.[34] Trong học kỳ đầu, Marx tham dự các bài giảng của Eduard Gans (đại biểu cho quan điểm Hegel tiến bộ, giảng giải rõ hơn về sự phát triển thuần lý trong lịch sử bằng cách nhấn mạnh vào các khía cạnh tự do của nó, và tầm quan trọng của nghi vấn xã hội) và của Karl von Savigny (đại biểu của Trường phái Luật Lịch sử Đức).[35] Mặc dù theo ngành luật, ông lại rất say mê triết học và tìm cách tổng hòa hai lĩnh vực ấy, với niềm tin rằng "không có triết học thì không thể đạt được điều gì".[36] Marx bắt đầu quan tâm hơn đến vị triết gia người Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel, nhân vật mà có tầm ảnh hưởng đáng kể đến giới triết học châu Âu hậu thế.[37] Trong thời gian dưỡng bệnh ở Stralau, ông tham gia câu lạc bộ Doktorklub, một hội sinh viên chuyên thảo luận về tư tưởng của chủ nghĩa Hegel. Qua đó, Marx biết đến trường phái Hegel Trẻ có tư tưởng chính trị cấp tiến và gia nhập nhóm này vào năm 1837. Ludwig FeuerbachBruno Bauer là hai nhân vật chủ chốt trong nội bộ nhóm lúc đó. Giống như Marx, những người Hegel Trẻ phê phán các giả định siêu hình học của Hegel, song họ tiếp thu phép biện chứng của Hegel để áp dụng nó theo quan điểm tả khuynh nhằm phê phán xã hội, chính trị và tôn giáo đã được thiết lập.[38] Cha của Marx qua đời vào tháng 5 năm 1838, khiến thu nhập của gia đình bị giảm sút.[39] Marx rất trân trọng ký ức của người cha quá cố, bởi ông và cha khi trước cực kỳ gần gũi với nhau.[40]

Chân dung Jenny von Westphalen những năm 1830

Đến năm 1837, Marx thử sức mình sáng tác một số tác phẩm văn học hư cấu và phi hư cấu; lúc bấy giờ ông đã hoàn thành một cuốn tiểu thuyết ngắn mang nhan đề Bọ cạp và Felix (tiếng Đức: Skorpion und Felix), và một vở kịch mang nhan đề Oulanem, cùng như một số bài thơ tình dành riêng cho Jenny von Westphalen. Không một tác phẩm nào trong thời kỳ này được xuất bản khi Marx còn sống.[41] Những bài thơ tình được biên khảo và xuất bản trong cuốn Tuyển văn Karl Marx và Frederick Engels: Tập 1 (tiếng Anh: Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 1).[42] Marx nhanh chóng từ bỏ viết tiểu thuyết để theo đuổi những mục tiêu khác, bao gồm nghiên cứu tiếng Anh, tiếng Ý, lịch sử nghệ thuật và dịch thuật các tác phẩm Latinh kinh điển.[43] Ông hợp tác với Bruno Bauer để biên tập cuốn Triết học tôn giáo Hegel vào năm 1840. Marx đồng thời cũng chắp bút viết luận văn tiến sĩ mang tên Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên Democritus và Epicurus,[44] và hoàn thành nó vào năm 1841. Đây được mệnh danh là "một kiệt tác táo bạo và nguyên bản, trong đó Marx nỗ lực chứng tỏ rằng thần học phải quy phục trước sự thông thái siêu việt của triết học".[45] Bài luận đã gây khá nhiều tranh cãi, đặc biệt là đối với giới giáo sư bảo thủ của Đại học Berlin. Thay vào đó, Marx quyết định nộp luận văn của mình cho Đại học Jena có tư tưởng phóng khoáng hơn và được trao bằng Tiến sĩ vào tháng 4 năm 1841.[2][46] Vì Marx và Bauer đều theo chủ nghĩa vô thần, vào tháng 3 năm 1841 hai ông lên kế hoạch sáng lập tạp chí Văn khố vô thần (tiếng Đức: Archiv des Atheismus), nhưng rốt cuộc điều này không được thực hiện. Tháng 7 cùng năm, Marx và Bauer khởi hành từ Berlin đến Bonn. Ở đây, họ gây tai tiếng cho tập thể lớp do say xỉn, cười cợt trong nhà thờ và cưỡi lừa phi nước đại trên đường phố.[47]

Marx đã xem xét theo đuổi một sự nghiệp học thuật thực thụ, song giấc mơ này dường như đã bị ngăn cản bởi sự thù ghét chủ nghĩa tự do cổ điển và trường phái Hegel Trẻ của nhà nước Phổ.[48] ​​Marx chuyển đến sống và làm việc ở Cologne vào năm 1842. Tại đây, ông viết cho tờ báo chính trị cấp tiến Rheinische Zeitung, bày tỏ những quan điểm ban sơ của ông về chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng dần để tâm hơn đến lĩnh vực kinh tế học. Marx chỉ trích các chính phủ cánh hữu ở châu Âu lúc bấy giờ, cũng như các nhân vật dẫn đầu các phong trào tự do và xã hội chủ nghĩa, những người mà ông cho là chẳng làm được tích sự gì hoặc thậm chí còn gây phản tác dụng.[49] Tờ báo thu hút sự chú ý của cơ quan kiểm duyệt trực thuộc chính phủ Phổ. Họ được lệnh rà soát các bản thảo nhằm chắt lọc nội dung kích động bạo loạn trước khi đem ra in ấn, đúng theo lời than phiền của Marx: "Tờ báo của chúng tôi phải được đệ trình cho đám cảnh sát đánh hơi, và nếu mũi chúng ngửi thấy bất cứ mùi gì phi-Kitô hoặc phi-Phổ, thì tờ báo đó sẽ không được phép xuất hiện".[50] Sau khi Rheinische Zeitung xuất bản một bài báo chỉ trích kịch liệt chế độ quân chủ Nga, Sa hoàng Nicholas I đã đề nghị cấm tờ báo, khiến chính phủ Phổ phải thực thi ngay lệnh cấm vào năm 1843.[51]

Tại Paris: 1843–1845

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1843, Marx trở thành đồng chủ biên của tờ báo chính trị tả khuynh cấp tiến Deutsch-Französische Jahrbücher (Niên giám Đức-Pháp) đặt trụ sở tại Paris, vốn được thành lập bởi nhà hoạt động người Đức Arnold Ruge nhằm tập hợp những người có tư tưởng chính trị cấp tiến từ Đức và Pháp.[52] Marx và vợ chuyển đến Paris vào tháng 10 năm 1843 để dễ bề làm việc. Ban đầu họ ở chung với gia đình Ruge tại số 23 Rue Vaneau, song do điều kiện kham khổ, họ đành chuyển ra ngoài sau khi con gái đầu lòng Jenny của họ chào đời vào năm 1844.[53] Trái với mục đích ban đầu của nó, tờ Jahrbücher chỉ thu hút được toàn những người Đức cấp tiến chứ ít có bóng người ngoại quốc. Trên thực tế, cây bút duy nhất trong ban biên tập không phải người Đức là triết gia theo thuyết vô trị người Nga Mikhail Bakunin.[54] Marx đóng góp tổng cộng hai bài tiểu luận cho tờ báo, đó là "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgen"[55] và "Về vấn đề Do Thái".[56] Tác phẩm Vấn đề Do Thái thể hiện niềm tin của Marx rằng giai cấp vô sản là lực lượng cách mạng và đánh dấu xuất phát điểm theo con đường chủ nghĩa cộng sản của ông.[57] Chỉ duy nhất một ấn bản của Jahrbücher được ra mắt, song nó vẫn tương đối thành công, nhờ phần lớn vào chùm thơ châm biếm của Heinrich Heine nhằm vào vua Ludwig I của Bayern. Vụ việc này khiến các bang Đức ra lệnh cấm lưu hành tờ báo và tịch thu các bản sao nhập khẩu của nó (bản thân Ruge cũng từ chối tài trợ cho việc xuất bản các số tiếp theo, điều mà khiến tình bạn giữa ông và Marx tan vỡ).[58] Sau khi tờ Jahrbücher phá sản, Marx soạn cho tờ báo tiếng Đức theo tư tưởng cấp tiến duy nhất còn lại lọt qua lưới kiểm duyệt, đó là tờ Vorwärts! (Tiến lên!). Tờ này đặt trụ sở tại Paris và có kết nối với Liên đoàn Công bình (tiếng Đức: Bund der Gerechten), một hội kín theo chủ nghĩa xã hội không tưởng của giai cấp công nhân và nghệ nhân địa phương. Marx dự một số cuộc họp của hội này nhưng không gia nhập.[59] Trong thời gian này, ông cũng hoàn thiện quan điểm xã hội chủ nghĩa của mình dựa trên những sáng kiến triết học của Hegel và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Feuerbach, và đồng thời cũng phê phán gay gắt những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa xã hội khác đang hoạt động ở châu Âu.[60]

Marx lần đầu gặp Friedrich Engels vào cuối năm 1842. Engels về sau trở thành bằng hữu và cộng sự trung thành suốt đời của Marx.

Ngày 28 tháng 8 năm 1844, Marx gặp nhà xã hội chủ nghĩa người Đức Friedrich Engels tại quán Café de la Régence, đánh dấu khởi đầu của một tình bạn khăng khít suốt đời.[61] Tại đây, Engels đã đưa Marx đọc tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh do chính ông viết và mới được xuất bản ít lâu.[62][63] Ông thuyết phục Marx rằng giai cấp công nhân chính là tác nhân lẫn công cụ của cuộc cách mạng cuối cùng trong lịch sử.[64][65] Chẳng bấy lâu sau, Marx và Engels bắt tay cùng viết tác phẩm Gia đình thần thánh (1845) nhằm đả kích Bruno Bauer, một người bạn cũ của Marx.[66][67] Mặc dù phê phán Bauer, Marx ngày càng chịu ảnh hưởng tư tưởng của những người theo phái Hegel trẻ, bao gồm Max StirnerLudwig Feuerbach, song Marx và Engels rốt cuộc cũng cáo chung với chủ nghĩa duy vật kiểu Feuerbach.[68]

Marx dành khoảng thời gian sống tại 38 Rue Vaneau, Paris (tháng 10 năm 1843-tháng 1 năm 1845)[69] tìm tòi và nghiền ngẫm về các tác giả kinh tế chính trị (như Adam Smith, David Ricardo, James Mill, v.v.),[70] các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng của Pháp (đặc biệt là Henri de Saint SimonCharles Fourier)[71]lịch sử Pháp.[72] Marx sẽ bám theo sự nghiệp nghiên cứu và phê bình kinh tế chính trị suốt quãng đời còn lại của ông,[73] và cũng trong quá trình đó, ông đã cho ra đời công trình kinh tế chính trị đồ sộ và nổi bật nhất—bộ ba tập sách Das Kapital.[74] Chủ nghĩa Marx được xây dựng dựa trên ba cột trụ lớn, đó là: phép biện chứng của Hegel, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và kinh tế chính trị Anh. Điều này nghĩa là, kết hợp với những nghiên cứu trước đó của Marx về phép biện chứng, ba yếu tố chính yếu cấu thành "chủ nghĩa Marx" hầu như đã được ông chắp ghép đâu vào đấy kể từ mùa thu năm 1844.[75]

Khung sườn của "chủ nghĩa Marx" chắc hẳn đã thành hình trong tâm trí ông vào cuối năm 1844. Thật vậy, nhiều đặc điểm trong thế giới quan Mác-xít đã được mường tượng khá chi tiết, song Marx vẫn cần thảo các ý tưởng đó xuống giấy để làm sáng tỏ thêm lối phê phán kinh tế chính trị chỉ mới nằm trong suy nghĩ.[76] Theo đó, Marx đã chắp bút viết các bản thảo kinh tế và triết học[77] để bàn luận về nhiều chủ đề và trình bày kĩ càng khái niệm tha hóa lao động.[78] Đến mùa xuân năm 1845, quá trình nghiên cứu kinh tế chính trị, tư bản và chủ nghĩa tư bản, đã khiến Marx tin rằng phương pháp phê bình của ông về kinh tế chính trị—chủ nghĩa xã hội khoa học—cần được xây dựng trên cơ sở quan điểm duy vật triệt để về thế giới.[79]

Các bản thảo kinh tế và triết học năm 1844 được Marx viết từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm 1844, nhưng không mấy lâu sau Marx lại nhận thấy công trình này còn chịu ảnh hưởng của một số tư tưởng không nhất quán của Ludwig Feuerbach. Theo đó, Marx nhận ra rằng ông phải đoạn tuyệt với triết học Feuerbach và áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử. Do đó một năm sau (vào tháng 4 năm 1845) sau khi chuyển từ Paris đến sống ở Brussels, Marx đã viết "Luận cương về Feuerbach";[80] trong đó nổi bật nhất với luận cương thứ 11, phát biểu rằng "các nhà triết học tự cổ chí kim lý giải thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song mấu chốt là làm cách nào để cải tạo thế giới ấy".[78][81] Qua đó Marx đã bày tỏ sự phê phán của ông về chủ nghĩa duy vật (còn quá trầm tư chiêm nghiệm), về chủ nghĩa duy tâm (đề cao lý thuyết hơn thực tiễn), và về triết học tổng thể (đề cao thực tại trừu tượng hơn thế giới vật chất).[78] Đây là những góc nhìn đầu tiên về chủ nghĩa duy vật lịch sử được Marx đề xướng, trong đó ông cho rằng thế giới xoay vần không nhờ các ý tưởng mà nhờ vào sự vận động của vật chất, của sự thực, của thực tiễn.[78][82] Năm 1845, chính phủ Pháp nhận được yêu cầu từ vua Phổ cấm tờ Vorwärts! và Bộ trưởng Nội vụ Pháp lúc bấy giờ là François Guizot đã ra lệnh trục xuất Marx.[83]

Tại Bruxelles: 1845–1848

[sửa | sửa mã nguồn]
Ấn bản đầu tiên của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, xuất bản tại Đúc vào năm 1848

Không thể ở tại Pháp hoặc quay về Đức, Marx quyết định di cư đến Bruxelles vào tháng 2 năm 1845. Tuy nhiên để được phép cư trú tại Bỉ, ông phải cam kết không xuất bản bất cứ thứ gì liên quan đến chính trị đương đại.[83] Tại Bruxelles, Marx liên kết với các nhà chủ nghĩa xã hội lưu vong khác từ khắp châu Âu, bao gồm Moses Hess, Karl HeinzenJoseph Weydemeyer. Vào tháng 4 năm 1845, Engels rời Barmen chuyển đến Bruxelles để gia nhập cùng Marx và cộng đồng Liên đoàn Công bình ngày càng đông đảo nương náu ở đây.[83][84] Mary Burns, một người bạn lâu năm của Engels, cũng rời Manchester để đồng hành cùng ông sang Bruxelles.[85]

Giữa tháng 7 năm 1845, Marx và Engels sang Anh thăm các nhà lãnh đạo phong trào hiến chương của giai cấp công nhân địa phương. Đây là chuyến đi đầu tiên của Marx đến Anh quốc. Engels đóng vai trò là hướng dẫn viên lý tưởng cho chuyến công du này bởi lẽ ông đã từng dành hai năm sinh sống ở Manchester, từ tháng 11 năm 1842[86] đến tháng 8 năm 1844.[87] Trong thời gian đó, Engels không chỉ học được tiếng Anh[88] mà còn tạo lập thêm nhiều mối quan hệ với các nhà lãnh đạo của phòng trào hiến chương.[88] Ngoài ra, Engels khi trước cũng từng làm phóng viên cho một số tờ báo tiếng Anh theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa hiến chương.[88] Về phần Marx, ông đã tranh thủ dịp này để khảo cứu tư liệu kinh tế có sẵn trong các thư viện ở London và Manchester.[89]

Hợp tác với Engels, Marx lên kế hoạch viết tác phẩm Hệ tư tưởng Đức luận về chủ nghĩa duy vật lịch sử.[90] Trong đó, Marx đã tuyên bố cáo chung với triết học của Ludwig Feuerbach, Bruno Bauer, Max Stirner nói riêng và phái Hegel Trẻ nói chung, cũng như từ khước triết học của Karl Grün và các "nhà xã hội chủ nghĩa chân chính" vẫn níu giữ "chủ nghĩa duy tâm". Qua đó, Marx và Engels cuối cùng đã hoàn thiện triết lý của riêng mình, coi rằng chủ nghĩa duy vật như là thế lực duy nhất thúc đẩy tiến trình lịch sử.[91] Hệ tư tưởng Đức được viết theo phong cách hài hước với dụng ý châm biếm, song điều này không qua mắt được các cơ quan kiểm duyệt. Giống các công trình ban sớm của Marx, Hệ tư tưởng Đức chỉ được xuất bản sau khi ông mất, cụ thể là vào năm 1932.[78][92][93]

Sau khi hoàn thành cuốn Hệ tư tưởng Đức, Marx muốn viết một tác phẩm làm rõ lập trường của ông về "lý thuyết và chiến thuật" của một "phong trào cách mạng vô sản" khả thi đứng trên quan điểm của một triết học "duy vật khoa học" thực thụ,[94] cũng là nhằm để phân định chủ nghĩa xã hội không tưởng của những triết gia đời trước với chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx. Để bản thảo đây có thể lọt lưới kiểm duyệt, Marx đã đặt nhan đề cho nó là Sự khốn cùng của triết học (1847),[95] quảng bá nó là một phản ứng đối với "triết học tiểu-tư sản" của nhà xã hội chủ nghĩa vô chính phủ người Pháp Pierre-Joseph Proudhon, như được thể hiện trong cuốn Triết học về sự khốn cùng (1840) của ông ta.[96]

Marx chụp cùng những người con gái và người bạn Engels

Những cuốn sách trên đã đặt nền móng cho danh tác nổi bật nhất của Marx và Engels, cuốn pamfơlê chính trị mà ngày nay thường được biết đến với tên gọi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Marx, hồi năm 1846 tại Bruxelles, vẫn còn giữ liên lạc với Liên đoàn Công bình khi trước.[97] Ông đánh giá rằng tổ chức đây đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giai cấp công nhân châu Âu hướng tới phong trào quần chúng, điều mà tất yếu dẫn đến một cuộc cách mạng của giai cấp công nhân.[98] Tuy nhiên để đạt được mục đích ấy, Liên đoàn phải chấm dứt chủ trương hoạt động "bí mật" hoặc "ngấm ngầm" của họ mà phải mạnh dạn hoạt động công khai như một chính đảng thực sự.[99] Các thành viên của Liên đoàn rốt cuộc bị thuyết phục bởi quan điểm của Marx; vào tháng 6 năm 1847, Liên đoàn Công bình được tái cơ cấu thành một đảng chính trị công khai đấu tranh vì lợi ích của công nhân lao động,[100] đổi tên thành Liên đoàn Cộng sản.[101] Cả Marx và Engels đều tham gia vào việc vạch ra cương lĩnh và nguyên tắc của tổ chức mới này.[102]

Tại Köln: 1848–1849

[sửa | sửa mã nguồn]
Marx và Engels thị sát xưởng in Neue Rheinische Zeitung. E. Capiro, 1895.

Tạm thời ổn định cuộc sống ở Paris, Marx chuyển trụ sở điều hành của Liên đoàn Cộng sản lên thành phố và sáng lập Hội Công nhân Đức cùng nhiều nhà xã hội người Đức tại đó.[103] Hi vọng một ngày sẽ được chứng kiến cuộc cách mạng lan khắp nước Đức, năm 1848, Marx quay trở lại Köln, nơi ông tuyên truyền bản thông cáo Yêu sách của Đảng Cộng sản tại Đức.[104] Tuy nhiên, ở đây Marx chỉ đề cập đến bốn trong số mười điểm nêu ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, bởi lẽ ông tin rằng ở Đức thời bấy giờ, giai cấp tư sản phải lật đổ chế độ quân chủ phong kiến ​​và tầng lớp quý tộc trước đã, rồi giai cấp vô sản mới có thể lật độ giai cấp tư sản.[105] Mùng 1 tháng 6 cùng năm, Marx bắt đầu cho xuất bản tờ nhật báo Neue Rheinische Zeitung bằng khoản tiền ông mới được thừa kế từ người cha quá cố.

Nghiên cứu về toán học

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lời giới thiệu bản thân năm 1885 của cuốn "Chống Duhrinh", Engels có viết: "Nhưng từ khi Karl Marx qua đời, thời giờ của tôi phải ngừng công việc nghiên cứu của tôi lại. Lúc bấy giờ tôi đành tạm bằng lòng với những phác thảo đã đưa ra trong sách này và đợi sau này có dịp thì sẽ tập hợp và công bố những kết quả đã thu nhận được, có thể là cùng một lúc với những bản thảo toán học rất quan trọng do Marx để lại."[106]

Cuốn tuyển tập Mathematical manuscripts of Karl Marx (tạm dịch: Các công trình Toán học của Karl Marx) gồm hầu hết các tìm hiểu của Marx về nền tảng của phép tính vi tích phân được viết khoảng những năm 1873–1883[107]. Một phiên bản Tiếng Nga được Sofya Yanovskaya dịch và biên tập lại cuối cùng cũng được xuất bản năm 1968[108], và sao đó bản dịch sang tiếng Anh (dài hơn 300 trang) được xuất bản vào năm 1983[109][110]. Các học giả cho rằng dường như Marx muốn sử dụng công cụ của phép tính tích phân để nghiên cứu định lượng về kinh tế sâu sắc hơn[111].

Glivenko[112] cho rằng cách tiếp cận của Marx về phép tính vi tích phân tương tự như cách của Hadamard trong cuốn Cours d'Analyse xuất bản 50 năm sau đó. Kennedy[113] cũng đã biện giảng về cách hiểu của Marx về phép vi phân như một quá trình biện chứng.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Marx và von Westphalen có với nhau 7 đứa con, song do do điều kiện sống kham khổ khi ở London, chỉ có 3 người con sống sót đến tuổi trưởng thành.[114] Những người con của họ gồm: Jenny Caroline (cưới Longuet; 1844–1883); Jenny Laura (cưới Lafargue; 1845–1911); Edgar (1847–1855); Henry Edward Guy ("Guido"; 1849–1850); Jenny Eveline Frances ("Franziska"; 1851–1852); Jenny Julia Eleanor (1855–1898) và một đứa con mất ở cữ trước khi được đặt tên (tháng 7 năm 1857). Con rể Marx, Paul Lafargue, miêu tả ông là người cha hết mực yêu thương con cái.[115] Năm 1962, rộ lên tin đồn cho rằng Marx có một người con trai ngoài giá thú tên là Freddy[116] với người hầu nữ Helene Demuth,[117] song điều này còn bị tranh cãi do thiếu sót chứng cứ tài liệu.[118]

Tư tưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ảnh hưởng đến Marx

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư tưởng của Marx chịu ảnh hưởng từ lối suy nghĩ của nhiều nhà hiền triết khác nhau, chẳng hạn:

Sử quan của Marx, gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử, bắt nguồn trực tiếp từ khẳng định của Hegel khi cho rằng người ta phải nhìn nhận thực tại (cũng như lịch sử) theo mặt biện chứng.[119] Tuy nhiên, Hegel là một triết gia duy tâm nên trong suy tưởng của ông thì ý thức vẫn giữ vai trò tiên phong chứ không phải vật chất. Thay vào đó, Marx muốn viết lại phép biện chứng trên danh nghĩa chủ nghĩa duy vật và biện giải ưu thế siêu việt của vật chất so với ý thức.[78][119] Hegel cho rằng "tinh thần" thúc đẩy diễn trình lịch sử. Trái lại, Marx cho rằng "tinh thần" của Hegel là một khái niệm mông muội thừa thãi, khái niệm mà làm che khuyết thực tại của nhân loại và các hoạt động vật lý của nó trong việc hình thành thế giới.[119] Marx cho rằng chủ nghĩa Hegel đã hiểu sai hoàn toàn về sự vận động của thực tại, và qua đó Marx khuyên ta rằng cái thế giới quan lầm lỡ ấy cần được chỉnh đốn cho đúng đắn trở lại.[119] Mặc dù Marx không ưa thích lối viết văn hàm hồ kì bí, bản thân ông đôi khi cũng vận dụng phép ẩn dụ văn học Gothic trong một số tác phẩm của mình: chẳng hạn trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, ông có viết như sau "Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu: bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những thế lực của châu Âu cũ: Giáo hoàng và Nga hoàng, Mét-téc-ních và Ghi-dô, bọn cấp tiến Pháp và bọn cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó", hoặc trong cuốn Das Kapital, ông đã miêu tả tư bản như "thứ ma thuật bủa vây các thành quả lao động".[126]

Triết lý và quan niệm về xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Marx thường luận chiến với các nhà tư tưởng khác thông qua các bài phê bình, vì lẽ ấy mà ông được mệnh danh là "vĩ nhân đầu tiên sử dụng phương pháp phê phán trong khoa học xã hội".[119][120] Ông chỉ trích gay gắt triết học tư biện, đặt siêu hình học ngang hàng với hệ tư tưởng.[127] Bằng cách tiếp cận này, Marx muốn tách những phát hiện quan trọng khỏi các thiên kiến sinh ra từ hệ tư tưởng.[120] Điều này khiến ông khác biệt với đa số triết gia đương thời.[5]

Bản chất con người

[sửa | sửa mã nguồn]
G.W.F. HegelLudwig Feuerbach, hai vị triết gia có nhiều ảnh hưởng đến Marx

Một cách nền tảng, Marx cho rằng bản chất loài người liên quan tới việc cải tạo tự nhiên. Với quá trình cải tạo này ông đặt ra thuật ngữ "lao động", và với khả năng cải tạo tự nhiên là thuật ngữ "sức lao động." Marx phát biểu:

“ Một con nhện tiến hành các công việc giống với công việc của một thợ dệt, và một con ong hơn hẳn một kiến trúc sư khi xây dựng những chiếc tổ của nó. Nhưng điều khiến người kiến trúc sư tồi nhất khác biệt với những con ong tài năng nhất là điều này, rằng người kiến trúc sư đã tưởng tượng ra công trình của mình trước khi anh ta xây dựng nó trên thực tế. ”

— (Tư bản, Quyển I, Chương 7, Pt. 1)   


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Letter from Karl Marx accepting membership of the Society 1862”. Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ a b “Classics: Karl Marx”. Willamette University. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ Marx, K. and Engels, F. (1848).The Communist Manifesto Lưu trữ 2 tháng 9 2009 tại Wayback Machine
  4. ^ Marx, Karl. Critique of the Gotha Program. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2007 – qua Marxists Internet Archive.
  5. ^ a b Calhoun 2002, tr. 23–24
  6. ^ “Marx the millennium's 'greatest thinker'. BBC News World Online. 1 tháng 10 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  7. ^ Unger, Roberto Mangabeira (2007). Free Trade Reimagined: The World Division of Labor and the Method of Economics. Princeton: Nhà xuất bản Đại học Princeton.
  8. ^ Hicks, John (tháng 5 năm 1974). “Capital Controversies: Ancient and Modern”. The American Economic Review. 64 (2): 307. The greatest economists, Smith or Marx or Keynes, have changed the course of history ... [Những nhà kinh tế vĩ đại nhất, Smith hoặc Marx hoặc Keynes, đã thay đổi dòng chảy của lịch sử ...]
  9. ^ Joseph Schumpeter Ten Great Economists: From Marx to Keynes. Volume 26 of Unwin University books. Edition 4, Taylor & Francis Group, 1952 ISBN 0-415-11078-5
  10. ^ Little, Daniel. “Marxism and Method”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ Kim, Sung Ho (2017). “Max Weber”. Trong Zalta, Edward N. (biên tập). Stanford Encyclopaedia of Philosophy. Lab Nghiên cứu Siêu hình học, Đại học Stanford. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017. Max Weber is known as a principal architect of modern social science along with Karl Marx and Emil Durkheim. [Max Weber nổi danh với vai trò là kiến trúc sư chính của ngành khoa học xã hội hiện đại, cùng với Karl Marx và Emil Durkheim.]
  12. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 7; Wheen 2001, tr. 8, 12; McLellan 2006, tr. 1.
  13. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 4–5; Wheen 2001, tr. 7–9, 12; McLellan 2006, tr. 2–3.
  14. ^ Carroll, James (2002). Constantine's Sword: The Church and the Jews – A History (bằng tiếng Anh). Houghton Mifflin Harcourt. tr. 419. ISBN 978-0-547-34888-9. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2018.
  15. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 4–6; McLellan 2006, tr. 2–4.
  16. ^ McLellan 2006, tr. 178, Plate 1.
  17. ^ Wheen 2001. tr. 12–13.
  18. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 5, 8–12; Wheen 2001, tr. 11; McLellan 2006, tr. 5–6.
  19. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 7; Wheen 2001, tr. 10; McLellan 2006, tr. 7.
  20. ^ Wheen 2001, chpt. 6
  21. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 12; Wheen 2001, tr. 13.
  22. ^ McLellan 2006, tr. 7.
  23. ^ Karl Marx: Dictionary of National Biography. Volume 37. Nhà xuất bản Đại học Oxford. 2004. tr. 57–58. ISBN 978-0-19-861387-9.
  24. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 12–15; Wheen 2001, tr. 13; McLellan 2006, tr. 7–11.
  25. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 15–16; Wheen 2001, tr. 14; McLellan 2006, tr. 13.
  26. ^ Wheen 2001, tr. 15.
  27. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 20; McLellan 2006, tr. 14.
  28. ^ Wheen 2001, tr. 16; McLellan 2006, tr. 14
  29. ^ Holmes, Rachel (14 tháng 10 năm 2017). “Karl Marx: the drinking years”. The Times. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2017.(cần đăng ký mua)
  30. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 21–22; McLellan 2006, tr. 14.
  31. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 22; Wheen 2001, tr. 16–17; McLellan 2006, tr. 14.
  32. ^ Fedoseyev 1973, tr. 23; Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 23–30; Wheen 2001, tr. 16–21, 33; McLellan 2006, tr. 15, 20.
  33. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 70–71; Wheen 2001, tr. 52–53; McLellan 2006, tr. 61–62.
  34. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 31; McLellan 2006, tr. 15.
  35. ^ McLellan 2006, tr. 21
  36. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 33; McLellan 2006, tr. 21.
  37. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 32–34; Wheen 2001, tr. 21–22; McLellan 2006, tr. 21–22.
  38. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 34–38; Wheen 2001, tr. 34; McLellan 2006, tr. 25–27.
  39. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 44,69–70; McLellan 2006, tr. 17–18.
  40. ^ Sperber 2013, tr. 55–56.
  41. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 33; McLellan 2006, tr. 18–19
  42. ^ New York: International Publishers, 1975, tr. 531–632
  43. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 33; Wheen 2001, tr. 25–26.
  44. ^ Luận văn của Marx được xuất bản sau khi ông mất trong cuốn Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 1 (New York: International Publishers, 1975) tr. 25–107.
  45. ^ Wheen 2001, tr. 32.
  46. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 45; Wheen 2001, tr. 33; McLellan 2006, tr. 28–29, 33.
  47. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 38–45; Wheen 2001, tr. 34; McLellan 2006, tr. 32–33, 37.
  48. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 49; McLellan 2006, tr. 33.
  49. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 50–51; Wheen 2001, tr. 34–36, 42–44; McLellan 2006, tr. 35–47.
  50. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 57; Wheen 2001, tr. 47; McLellan 2006, tr. 48–50.
  51. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 60–61; Wheen 2001, tr. 47–48; McLellan 2006, tr. 50–51.
  52. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 68–69, 72; Wheen 2001, tr. 48; McLellan 2006, tr. 59–61
  53. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 77–79; Wheen 2001, tr. 62–66; McLellan 2006, tr. 73–74, 94.
  54. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 72; Wheen 2001, tr. 64–65; McLellan 2006, tr. 71–72.
  55. ^ Marx, Karl (1975). “Contribution to the Critique of Hegel's Philosophy of Law”. Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels. 3. New York: International Publishers. tr. 3.
  56. ^ Marx, Karl (1975). “On the Jewish Question”. Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels. 3. New York: International Publishers. tr. 146.
  57. ^ McLellan 2006, tr. 65–70, 74–80.
  58. ^ Nicolaievsky & Maenchen-Helfen 1976, tr. 72, 75–76; Wheen 2001, tr. 65; McLellan 2006, tr. 88–90.
  59. ^ Wheen 2001, tr. 66–67, 112; McLellan 2006, tr. 79–80.
  60. ^ Wheen 2001, tr. 90.
  61. ^ Wheen 2001. tr. 75.
  62. ^ Mansel, Philip (2001). Paris Between Empires. New York: St. Martin Press. tr. 390.
  63. ^ Engels, Friedrich (1975). “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”. Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels. 4. New York: International Publishers. tr. 295–596.
  64. ^ a b T.B. Bottomore (1991). A Dictionary of Marxist thought. Wiley-Blackwell. tr. 108–. ISBN 978-0-631-18082-1. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011.
  65. ^ Fedoseyev 1973, tr. 82.
  66. ^ Wheen 2001. tr. 85–86.
  67. ^ Karl Marx, "Gia đình thần thánh", sưu tập trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 4, tr. 3–211.
  68. ^ a b Several authors elucidated this long neglected crucial turn in Marx's theoretical development, such as Ernie Thomson in The Discovery of the Materialist Conception of History in the Writings of the Young Karl Marx, Lewiston, New York: Edwin Mellen Press, 2004; for a short account see Max Stirner, a durable dissident Lưu trữ 18 tháng 5 2006 tại Wayback Machine
  69. ^ Taken from the caption of a picture of the house in a group of pictures located between pages 160 and 161 of Fedoseyev 1973.
  70. ^ Fedoseyev 1973, tr. 63.
  71. ^ Isaiah Berlin, Karl Marx: His Life and Environment (NXB Đại học Oxford: Luân Đôn, 1963) tr. 90–94.
  72. ^ Fedoseyev 1973, tr. 62.
  73. ^ Larisa Miskievich, "Preface" to Volume 28 of the Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels (International Publishers: New York, 1986) tr. xii
  74. ^ Karl Marx, Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 35, Volume 36Volume 37 (International Publishers: New York, 1996, 1997 và 1987).
  75. ^ Isaiah Berlin, Karl Marx: His Life and Environment, tr. 35–61.
  76. ^ Chú thích 54 ở tr. 598 trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 3.
  77. ^ Karl Marx, "Economic and Philosophical Manuscripts of 1844" Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 3 (International Publishers: New York, 1975) tr. 229–346.
  78. ^ a b c d e f “Karl Marx”. Stanford Encyclopaedia of Philosophy. Metaphysics Research Lab, Stanford University. 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2005.. First published Tue 26 August 2003; substantive revision Mon 14 June 2010. Retrieved 4 March 2011.
  79. ^ Fedoseyev 1973, tr. 83.
  80. ^ Karl Marx, "Theses on Feuerbach", trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 5 (International Publishers: New York, 1976) tr. 3–14.
  81. ^ Karl Marx, "Theses on Feuerbach," trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 5, tr. 8.
  82. ^ Doug Lorimer, in Friedrich Engels (1999). Socialism: utopian and scientific. Resistance Books. tr. 34–36. ISBN 978-0-909196-86-8. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2011.
  83. ^ a b c Wheen 2001. p. 90 Lưu trữ 15 tháng 9 2015 tại Wayback Machine.
  84. ^ Heinrich Gemkow et al., Frederick Engels: A Biography (Verlag Zeit im Bild: Dresden, 1972) tr. 101
  85. ^ Heinrich Gemkow, et al., Frederick Engels: A Biography, tr. 102.
  86. ^ Heinrich Gemkow, et al., Frederick Engels: A Biography (Verlag Zeit im Bild [New Book Publishing House]: Dresden, 1972) tr. 53
  87. ^ Heinrich Gemkow, et al., Frederick Engels: A Biography, tr. 78.
  88. ^ a b c Fedoseyev 1973, tr. 89.
  89. ^ Wheen 2001. tr. 92.
  90. ^ Karl Marx và Frederick Engels, "German Ideology" trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 5 (International Publishers: New York, 1976) tr. 19–539.
  91. ^ Fedoseyev 1973, tr. 96–97.
  92. ^ Baird, Forrest E.; Walter Kaufmann (2008). From Plato to Derrida. Upper Saddle River, New Jersey: Pearson Prentice Hall. ISBN 978-0-13-158591-1.
  93. ^ Wheen 2001. tr. 93.
  94. ^ Xem chú thích 71 ở tr. 672 trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 6 (International Publishers: New York, 1976).
  95. ^ Karl Marx, The Poverty of Philosophy trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 6 (International Publishers: New York, 1976) tr. 105–212.
  96. ^ Wheen 2001. tr. 107.
  97. ^ Fedoseyev 1973, tr. 124.
  98. ^ Chú thích 260 trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 11 (International Publishers: New York, 1979) tr. 671–72.
  99. ^ Chú thích 260 trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 11, tr. 672.
  100. ^ Fedoseyev 1973, tr. 123–125.
  101. ^ Fedoseyev 1973, tr. 125.
  102. ^ Frederick Engels, "Principles of Communism" trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 6 (International Publishers, New York, 1976) tr. 341–57.
  103. ^ Wheen 2001. tr. 128.
  104. ^ Karl Marx và Frederick Engels, "Demands of the Communist Party" trong Collected Works of Karl Marx and Frederick Engels: Volume 7 (International Publishers: New York, 1977) tr. 3–6.
  105. ^ Wheen 2001. tr. 129.
  106. ^ “Các Mác học toán”. Tạp chí Pi - Tập 4 số 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020.
  107. ^ Kennedy, Hubert (1978), "Marx's mathematical manuscripts", Science and Nature, 1: 59–62, ISSN 0193-3396, MR 0515991
  108. ^ Marx, Karl (1968), Yanovskaya, Sofya (ed.), Matematicheskie rukopist, Moscow, Nauk
  109. ^ Marx, Karl (1983) [1881], Yanovskaya, Sofya (ed.), Mathematical manuscripts of Karl Marx, London: New Park Publications Ltd., ISBN 978-0-86151-028-3, MR 0710831
  110. ^ Marx, Karl (2018) [1881], Pradip Baksi (ed.), Mathematical manuscripts of Karl Marx, translated by Pradip Baksi, Delhi: Aakar Books, ISBN 9789350025628
  111. ^ Peter Hans Matthews (2019) The dialectics of differentiation: Marx's mathematical manuscripts and their relation to his economics, Review of Social Economy, DOI: 10.1080/00346764.2019.1664758
  112. ^ Glivenko, V. (1935). Der Differentialbegriff bei Marx und Hadamard. Unter dem Banner des Marxismus, 102–110.
  113. ^ Kennedy, H. (1977). Karl Marx and the foundations of differential calculus. Historia Mathematica, 4, 303–318.
  114. ^ Peter Singer (2000). Marx a very short introduction. Đại học Oxford. tr. 5. ISBN 0-19-285405-4.
  115. ^ Lafargue, Paul (1972). Viện Marx–Engels–Lenin (biên tập). Reminiscences of Marx (September 1890). Progress Publishers. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022. He was a loving, gentle and indulgent father. [...] There was never even a trace of the bossy parent in his relations with his daughters, whose love for him was extraordinary. He never gave them an order, but asked them to do what he wished as a favour or made them feel that they should not do what he wanted to forbid them. And yet a father could seldom have had more docile children than he.
  116. ^ Montefiore, Simon Sebag (23 tháng 9 năm 2011). “The Means of Reproduction”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2011.
  117. ^ Francis Wheen (2000). Karl Marx. W.W. Norton and Company. tr. 173.
  118. ^ Carver, Terrell (1991). “Reading Marx: Life and Works”. Trong Carver, Terrell (biên tập). The Cambridge Companion to Marx. Cambridge, Vương quốc Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. tr. 11. ISBN 978-0-521-36694-6. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022. this [claim] is not well founded on the documentary materials available
  119. ^ a b c d e f Calhoun 2002, tr. 120–23
  120. ^ a b c d Howard J. Sherman (1995). Reinventing marxism. JHU Press. tr. 5. ISBN 978-0-8018-5077-6. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2011.
  121. ^ Chattopadhyay, Paresh (2016). Marx's Associated Mode of Production: A Critique of Marxism. Springer. tr. 39–41.
  122. ^ Peter Beilharz (1992). Labour's Utopias: Bolshevism, Fabianism and Social Democracy. CUP Archive. tr. 4. ISBN 978-0-415-09680-5. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2011.
  123. ^ Barry Stewart Clark (1998). Political economy: a comparative approach. ABC-CLIO. tr. 57–59. ISBN 978-0-275-96370-5. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2011.
  124. ^ Eagleton, Terry. Why Marx Was Right. NXB Đại học Yale, 2011, tr. 158
  125. ^ Seigel, Jerrold Marx's Fate. NXB Đại học Princeton, 1978, tr. 112–19
  126. ^ Neocleous, Mark. “The Political Economy of the Dead: Marx's Vampires” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  127. ^ Himani Bannerji (2001). Inventing subjects: studies in hegemony, patriarchy and colonialism. Anthem Press. tr. 27. ISBN 978-1-84331-072-3. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Marx, Karl (2004) [1867]. Capital: Volume I [Tư bản: Tập I] (bằng tiếng Anh). Ben Fowkes biên dịch. London: Penguin Books. ISBN 0141920602.
  • Marx, Karl & Engels, Friedrich (2017) [1848]. Phạm Minh Tuấn; Võ Văn Bé; Hoàng Mạnh Thắng & Đinh Ái Minh (biên tập). Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. ISBN 978-604-57-3645-6.
  • Marx, Karl & Engels, Friedrich (1995). Nguyễn Đức Bình; Đặng Xuân Kỳ; Trần Ngọc Hiên; Hà Học Hợi; Phạm Xuân Nam; Trần Nhâm & Trần Xuân Trường (biên tập). C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập: Tập 3 (1845-1847). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.[a]
  • Marx, Karl & Engels, Friedrich (1995). Nguyễn Đức Bình; Đặng Xuân Kỳ; Trần Ngọc Hiên; Hà Học Hợi; Phạm Xuân Nam; Trần Nhâm & Trần Xuân Trường (biên tập). C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập: Tập 4 (tháng Năm 1846 - tháng Ba 1848). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.[b]
  • Marx, Karl & Engels, Friedrich (2002). Nguyễn Đức Bình; Đặng Xuân Kỳ; Trần Ngọc Hiên; Hà Học Hợi; Phạm Xuân Nam; Trần Nhâm & Trần Xuân Trường (biên tập). C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập: Tập 23. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.[c]
  • Marx, Karl & Engels, Friedrich (1995). Nguyễn Đức Bình; Đặng Xuân Kỳ; Trần Ngọc Hiên; Hà Học Hợi; Phạm Xuân Nam; Trần Nhâm & Trần Xuân Trường (biên tập). C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập: Tập 24. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.[d]
  • Marx, Karl & Engels, Friedrich (1995). Nguyễn Đức Bình; Đặng Xuân Kỳ; Trần Ngọc Hiên; Hà Học Hợi; Phạm Xuân Nam; Trần Nhâm & Trần Xuân Trường (biên tập). C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập: Tập 25 phần I-II. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.[e]
  • Marx, Karl & Engels, Friedrich (1995). Nguyễn Đức Bình; Đặng Xuân Kỳ; Trần Ngọc Hiên; Hà Học Hợi; Phạm Xuân Nam; Trần Nhâm & Trần Xuân Trường (biên tập). C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập: Tập 26 phần I-II-III. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.[f]
Phụ chú
[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bao gồm Luận cương về FeuerbachHệ tư tưởng Đức.
  2. ^ Bao gồm Sự khốn cùng của triết họcTuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
  3. ^ Trọn vẹn tập I cuốn Tư bản.
  4. ^ Trọn vẹn tập II cuốn Tư bản.
  5. ^ Trọn vẹn tập III cuốn Tư bản.
  6. ^ Trọn vẹn tập IV cuốn Tư bản hay Các học thuyết về giá trị thặng dư.

Nguồn thứ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyên khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyển tập

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhiều tác giả (2020a). Hannes Kuch & Victoria Fareld (biên tập). From Marx to Hegel and Back: Capitalism, Critique, and Utopia [Từ Marx tới Hegel và ngược lại: Chủ nghĩa tư bản, Phê phán, và Ðịa đàng]. Anh: Bloomsbury Publishing. ISBN 1350082694.
  • Nhiều tác giả (2020b). Alex Callinicos; Eustache Kouvélakis & Lucia Pradella (biên tập). Routledge Handbook of Marxism and Post-Marxism [Sổ tay Routledge về Chủ nghĩa Marx và hậu-Marx]. Hoa Kỳ: Taylor & Francis. ISBN 1351370014.
  • Nhiều tác giả (2019). Matt Vidal; Tomás Rotta; Paul Prew & Tony Smith (biên tập). The Oxford Handbook of Karl Marx [Sổ tay Oxford về Karl Marx]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN 0190695560.
  • Nhiều tác giả (2018a). Frieder Otto Wolf & Judith Dellheim (biên tập). The Unfinished System of Karl Marx: Critically Reading Capital as a Challenge for Our Times [Hệ thống chưa thoàn thiện của Karl Marx: Đọc phản biện Tư bản như một thách thức đối với thời đại chúng ta]. Đức: Springer International Publishing. ISBN 3319703471.
  • Nhiều tác giả (2018b). Gerald Hubmann & Marcel M. van der Linden (biên tập). Marx’s Capital: An Unfinishable Project? [Tư bản của Marx: Một dự án không thể hoàn thiện?]. Hà Lan: Brill. ISBN 9004367152.
  • Nhiều tác giả (2017). Catherine P. Mulder; David Kristjanson-Gural; David M. Brennan & Erik K. Olsen (biên tập). Routledge Handbook of Marxian Economics [Sổ tay Routledge về kinh tế học Marxist]. Anh: Taylor & Francis. ISBN 978-1-138-77493-3.
  • Nhiều tác giả (2013a). Ben Fine (biên tập). The Value Dimension: Marx Versus Ricardo and Sraffa [Chiều kích giá trị: Marx đối đầu Ricardo và Sraffa]. Anh: Taylor & Francis. ISBN 1135040400.
  • Nhiều tác giả (2013b) [1995]. Bernd Magnus & Stephen Cullenberg (biên tập). Whither Marxism? Global Crises in International Perspective [Chủ nghĩa Marx đi về đâu? Khủng hoảng toàn cầu trong quan điểm quốc tế]. Anh: Taylor & Francis. ISBN 1134979169.
  • Nhiều tác giả (2012). Alfredo Saad-Filho; Ben Fine & Marco Boffo (biên tập). The Elgar Companion to Marxist Economics [Cẩm nang Elger về Kinh tế học Marxist]. Anh: Edward Elgar. ISBN 1781001987.
  • Nhiều tác giả (2008). Jacques Bidet & Eustache Kouvélakis (biên tập). Critical Companion to Contemporary Marxism [Cẩm nang phê phán Chủ nghĩa Marx đương đại]. Hà Lan: Brill. ISBN 9004145982.
  • Nhiều tác giả (2006). Stephen Resnick & Richard D. Wolff (biên tập). New Departures in Marxian Theory [Các hướng mới trong Lý thuyết Marxist]. Anh: Taylor & Francis. ISBN 1135987572.
  • Nhiều tác giả (1991). Terrell Carver (biên tập). The Cambridge Companion to Marx [Cẩm nang Cambridge về Marx]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 0-521-36694-1.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]