Bước tới nội dung

Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Brasil
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhSeleção (Đội tuyển)
Hiệp hộiLiên đoàn bóng đá Brasil
(Confederação Brasileira de Futebol)
Huấn luyện viên trưởngDorival Júnior
Đội trưởngCasemiro
Thi đấu nhiều nhấtCafu (142)
Ghi bàn nhiều nhấtNeymar (79)
Mã FIFABRA
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 5 Giữ nguyên (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[1]
Cao nhất1 (9.1993 31.3.2022-5.4.2023[2])
Thấp nhất22 (6.2013)
Hạng Elo
Hiện tại 1 Giữ nguyên (30 tháng 11 năm 2022)[3]
Cao nhất1 (15.6.1958)
Thấp nhất18 (11.2001)
Trận quốc tế đầu tiên
 Argentina 3–0 Brasil 
(Buenos Aires, Argentina; 20 tháng 9 năm 1914)[4]
Trận thắng đậm nhất
 Brasil 14–0 Nicaragua 
(México; 17 tháng 10 năm 1975)[5]
 Brasil 10–1 Bolivia 
(São Paulo, Brazil; 10 tháng 4 năm 1949)[6]
 Brasil 9–0 Colombia 
(Lima, Peru; 24 tháng 3 năm 1957)
Trận thua đậm nhất
 Uruguay 6–0 Brasil 
(Viña del Mar, Chile; 18 tháng 9 năm 1920)
 Brasil 1–7 Đức 
(Belo Horizonte, Brasil; 8 tháng 7 năm 2014)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự22 (Lần đầu vào năm 1930)
Kết quả tốt nhấtVô địch: 1958, 1962, 1970,
1994, 2002
Copa América
Sồ lần tham dự36 (Lần đầu vào năm 1916)
Kết quả tốt nhấtVô địch: 1919, 1922, 1949,
1989, 1997, 1999, 2004, 2007, 2019
Cúp Liên đoàn các châu lục
Sồ lần tham dự7 (Lần đầu vào năm 1997)
Kết quả tốt nhấtVô địch: 1997, 2005, 2009, 2013
Thành tích huy chương Thế vận hội
Bóng đá nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Los Angeles 1984 Đồng đội
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Seoul 1988 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Atlanta 1996 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Bắc Kinh 2008 Đồng đội
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Luân Đôn 2012 Đồng đội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Brasil 2016 Đồng đội

Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: Seleção Brasileira de Futebol, SBF) là đội tuyển bóng đá quốc gia do Liên đoàn bóng đá Brasil quản lý và đại diện Brasil tham dự đấu trường quốc tế. Brasil là thành viên của FIFA từ năm 1923 và là thành viên của CONMEBOL từ năm 1916.[7]

Brasil là đội tuyển quốc gia thành công nhất tại FIFA World Cup, với 5 lần vô địch ở các năm 1958, 1962, 1970, 19942002. Seleção cũng có thành tích tổng thể tốt nhất tại giải đấu World Cup, cả về tỷ lệ và tuyệt đối, với 76 trận thắng sau 114 trận đã đấu, hiệu số bàn thắng bại 129, 247 điểm và 19 trận thua.[8][9] Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil là đội tuyển duy nhất đã tham dự tất cả các kỳ World Cup, kể cả các kỳ bị gián đoạn do chiến tranh. Đây cũng là đội tuyển duy nhất đã vô địch World Cup ở bốn châu lục khác nhau, bao gồm châu Âu (1958), Nam Mỹ (1962), Bắc Mỹ (19701994), và châu Á (2002). Brasil là đội duy nhất vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 4 lần. Họ cũng đã giành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 2016,[10] qua đó trở thành một trong hai quốc gia duy nhất, cùng với Pháp, vô địch tất cả các cuộc thi dành cho cầu thủ FIFA 11 nam ở mọi lứa tuổi.[10][11][12][13][14]

Trên bảng xếp hạng, đội tuyển Brasil có hệ số Elo trung bình cao nhất trong lịch sử bóng đá, và hệ số Elo cao nhất mọi thời đại đạt được vào năm 1962.[15] Trên bảng xếp hạng Đội tuyển hay nhất của năm do FIFA tổ chức, Brasil nắm giữ kỷ lục với 13 lần đứng đầu bảng.[16] Rất nhiều nhà bình luận, chuyên gia và cựu cầu thủ đánh giá đội tuyển Brasil năm 1970 là đội bóng hay nhất mọi thời đại.[17][18][19][20][21] Các đội Brasil khác cũng được đánh giá cao và thường xuyên được nhắc đến trong danh sách những đội bóng hay nhất mọi thời đại. Điển hình như đội Brasil giai đoạn 1958-1962 và đội Brasil giai đoạn 1994-2002. Ngoài ra, đội Brasil năm 1982 cũng được nhắc đến với lối chơi đẹp mắt và đầy mê hoặc.[22][23][24][25] Năm 1996, đội tuyển quốc gia Brasil đã tạo ra một kỳ tích đáng kinh ngạc khi trải qua 35 trận liên tiếp bất bại. Thành tích này đã giúp họ trở thành đội tuyển quốc gia có chuỗi trận bất bại dài nhất thế giới trong 25 năm.[26][27][28]

Biệt danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Do tầm ảnh hưởng cao của mình, đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil được biết đến với rất nhiều biệt danh. Một vài trong số đó là:

Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Việt
Seleção Đội tuyển
Seleção Brasileira Đội tuyển Brasil
Canarinho Tiểu kim tước
Verde-Amarela Vàng - Xanh
Esquadrão de Ouro Phi đội Vàng
Pentacampeões Nhà vô địch năm kỳ

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Brasil là quốc gia duy nhất đã tham dự tất cả các kì World Cup và là quốc gia đầu tiên vô địch 5 lần (1958, 1962, 1970, 1994 và 2002). Với kết quả đó, người Brasil thường gọi đội tuyển quốc gia của họ là "Pentacampeão", có nghĩa là "5 lần vô địch" trong tiếng Bồ Đào Nha. Khi tính thêm 2 lần hạng nhì (1950 và 1998) và 2 lần hạng ba (1938 và 1978) tại World Cup, cũng như nhiều thành công khác, Brasil được xem là đội tuyển thành công nhất thế giới bóng đá.

Những năm đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển quốc gia của Brasil được thành lập vào năm 1914 và đã đấu trận đầu tiên là trận giao hữu với Exeter City F.C. ngay trong năm đó, thắng 2–0. Không như những chiến thắng trong tương lai, các lần thi đấu ban đầu của đội tuyển không có gì ngoạn mục, một phần vì các hiềm khích bên trong về vấn đề dùng các cầu thủ nhà nghề làm cho Liên đoàn bóng đá Brasil không thể có một đội tuyển hoàn hảo.

Đặc biệt nhất là sự bất đồng ý kiến giữa hai hiệp hội bóng đá của bang São Paulobang Rio de Janeiro và hậu quả là đội tuyển bao gồm các cầu thủ của 2 hiệp hội cãi cọ đó. Tại cả hai World Cup 1930World Cup 1934, Brasil bị loại ngay tại Vòng 1. Nhưng tại World Cup 1938 thì đã có hiện tượng mới cho tương lai, Brasil đã chiếm hạng ba thế giới với Leônidas da Silva trở thành cầu thủ đầu tiên ghi 4 bàn thắng trong một trận của giải.

Brasil đăng cai World Cup 1950, lần giải đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Giải này đặc biệt vì không có trận chung kết, thay vào đó là 4 đội đứng đầu vòng bảng vào Vòng chung kết và thi đấu vòng tròn một lượt. Tuy nhiên trận giữa Brasil và Uruguay đã được xem như "trận chung kết" của giải. Brasil trước đó đã thể hiện phong độ hủy diệt, đè bẹp Thụy Điển 7-1 và Tây Ban Nha 6-1 và được nhiều người đánh giá là đã cầm chắc chức vô địch trong tay. Trận đấu giữa Brasil và Uruguay ra tại sân vận động Maracanã tại Rio de Janeiro trước 199.854 khán giả và Brasil chỉ cần hoà Uruguay để đoạt chức vô địch. Tuy vậy Brasil đã để thua 1-2 mặc dù đang hòa 1-1. Kết quả này được coi là một trong những bất ngờ lớn nhất trong lịch sử bóng đá. Trận này được dân Nam Mỹ đặt tên là trận "Maracanazo (Maracanãzo) (Thảm họa Maracanã)". Sau khi trận đấu kết thúc, một bầu không khí im lặng và đau buồn bao trùm lấy sân Maracanã [29][30]. Màu áo, quần và tất trắng nguyên vẹn từ đầu đến chân mà đội tuyển Brasil đã mặc trong ngày hôm đó đã bị bỏ vĩnh viễn và thay bằng trang phục thi đấu áo vàng quần xanh dương (thỉnh thoảng là quần trắng) và tất trắng như ngày nay.

Chuẩn bị cho World Cup 1954 tại Thụy Sĩ, đội tuyển của Brasil được "thay máu" hoàn toàn, để xóa nhòa trận thua nhục nhã "Maracanã" 4 năm về trước, nhưng vẫn còn các cầu thủ tốt như Nilton Santos, Djalma SantosDidi. Tại trận tứ kết, Brasil đã bị thua Hungary 2-4. Trận đấu đã bị chỉ trích là một trong những trận "bẩn thỉu" nhất trong lịch sử bóng đá và đã được đặt tên là "Chiến trận Berne" (theo như một số CĐV Brasil).

Kỉ nguyên Vàng với huyền thoại Pelé (1958–70)

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Brasil tại World Cup 1970 được nhiều người đánh giá là đội bóng mạnh nhất mọi thời đại

Đến với World Cup 1958, Brasil đã nằm chung bảng với Anh, Liên XôÁo. Họ đã đánh bại Áo 3–0 trong trận đầu tiên, sau đó hòa 0-0 với đội tuyển Anh. Trước trận đấu với Liên Xô, HLV Vicente Feola đã thực hiện ba sự thay đổi rất quan trọng để Brasil đánh bại Liên Xô: Zito, GarrinchaPelé. Họ thắng trận 2–0. Pelé đã ghi bàn thắng duy nhất trong trận tứ kết gặp xứ Wales, và họ đánh bại Pháp 5-2 trong trận bán kết với cú hat-trick của thiên tài 17 tuổi Pelé. Brasil sau đó đánh bại chủ nhà Thụy Điển 5–2 trong trận chung kết để giành chức vô địch World Cup đầu tiên của họ và trở thành quốc gia đầu tiên vô địch World Cup bên ngoài lục địa của mình.

Tại World Cup 1962, Brasil đã giành được chức vô địch World Cup lần thứ hai với Garrincha là cầu thủ ngôi sao, trong khi Pelé, bị chấn thương trong trận đấu thứ hai tại vòng bảng với Tiệp Khắc và không thể chơi phần còn lại của giải đấu.

Tại World Cup 1966, Brasil đã có màn trình diễn siêu tệ nhất của họ tại một kỳ World Cup, giải đấu năm 1966 được ghi nhớ vì lối chơi vô cùng bạo lực như kéo áo, đẩy người, xoạc sau, đánh cùi chỏ, dùng tay để chơi bóng, v..v., và Pelé là một trong những cầu thủ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi ông bị chấn thương trong trận đấu với Bồ Đào Nha. Brasil bị loại ngay từ vòng bảng, trở thành nhà đương kim vô địch World Cup thứ hai bị loại khỏi vòng bảng World Cup. Sau khi giải đấu kết thúc, Pelé tuyên bố rằng ông không muốn thi đấu tại World Cup thêm một lần nữa, tuy nhiên, ông đã lại trở lại vào năm 1970.

Brasil đã giành cúp thế giới lần thứ ba tại World Cup 1970 tại Mexico. Đội tuyển Brasil năm đó được đánh giá là đội bóng xuất sắc nhất trong lịch sử với một dàn sao gồm Pelé, đội trưởng Carlos Alberto Torres, Jairzinho, Tostão, GérsonRivelino, mặc dù Garrincha đã giải nghệ trước đó, nhưng đội hình này vẫn được xem là mạnh nhất thế giới khi đó. Họ đã thắng cả sáu trận của họ tại giải đấu này: 4-1 trước Tiệp Khắc, 1-0 trước Anh và 3-2 trước Rumani ở vòng bảng. Họ sau đó hạ Peru 4-2 ở tứ kết, 3-1 trước Uruguay ở bán kết và hủy diệt Italia 4-1 ở trận chung kết. Pelé kết thúc giải đấu với 4 bàn. Brasil giành chiếc cúp Jules Rimet lần thứ ba (quốc gia đầu tiên làm được như vậy). Điều này có nghĩa là họ đã được phép giữ chiếc cúp Jules Rimet vĩnh viễn.

Suy yếu (1974-90)

[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc Pelé giải nghệ, Brasil đã không thể vượt qua Hà Lan tại World Cup 1974Tây Đức, và sau khi thua Ba Lan 1-0 ở trận tranh giải ba, họ kết thúc giải ở vị trí thứ tư. Brasil sau đó cũng bị loại tại vòng bảng thứ hai của World Cup 1978 dù không để thua trận đấu nào do thua kém Argentina về hiệu số bàn thắng bại.

Tại World Cup 1982 tổ chức ở Tây Ban Nha, Brasil là được xem là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch, và trên thực tế họ đã dễ dàng vượt qua vòng bảng, nhưng họ đã bị loại sau thất bại 2-3 ở sân Camp Nou (hay còn gọi là Nou Camp) trước Ý, trong một trận đấu được coi là kinh điển của lịch sử World Cup. Đội tuyển Brasil năm 1982, với những hảo thủ như Sócrates, Zico, FalcãoÉder, được xem là đội bóng vĩ đại nhất không bao giờ giành được một chức vô địch World Cup.

Tại World Cup 1986 ở Mexico, Brasil vẫn là một đội bóng rất mạnh và kỷ luật hơn nhiều so với bốn năm trước đó, tuy vậy họ đã bị đội tuyển Pháp của Michel Platini loại ở tứ kết.

Năm 1989, Brasil giành danh hiệu Copa America đầu tiên kể từ năm 1949.

Tại World Cup 1990 ở Ý, Brasil đã được huấn luyện bởi Sebastião Lazaroni, đã từng là huấn luyện viên tại Copa América 1989. Với một chiến thuật nghiêng về phòng thủ, với nòng cốt là tiền vệ Dunga, đội bóng thiếu sáng tạo Brasil đã bị loại bởi Argentina của Diego Maradona ngay tại vòng 16 đội ở Turin với tỉ số 1-0.

Trở lại với đỉnh cao (1994-2002)

[sửa | sửa mã nguồn]

Brasil đã trải qua 24 năm mà không giành chiến thắng một kỳ World Cup nào. Họ cuối cùng cũng trở lại với đỉnh cao tại giải đấu năm 1994Hoa Kỳ, nơi một đội tuyển Brasil đầy thực dụng của những Romario, Bebeto, Dunga, Cláudio Taffarel và Jorginho đã lập kỉ lục trở thành đội đầu tiên bốn lần vô địch thế giới. Họ đánh bại chủ nhà Hoa Kỳ 1-0 tại vòng 16 ở San Francisco, một chiến thắng 3-2 trước Hà Lan ở vòng tứ kết tại Dallas, và chiến thắng 1-0 trước Thụy Điển ở vòng bán kết tại Los Angeles. Họ vượt qua Italia của Roberto Baggio trên chấm phạt đền trong trận chung kết để lên ngôi vô địch.

Tại World Cup 1998, đội tuyển Brasil chấp nhận ngôi á quân sau khi để thua 0-3 trước chủ nhà Pháp trong trận đấu cuối cùng. Ngôi sao lớn nhất của họ trong giải đấu năm đó, Ronaldo bất ngờ lên cơn động kinh bí ẩn ngay trước khi trận đấu chung kết diễn ra [31].

4 năm sau, "Bộ Ba R" (Ronaldo, RivaldoRonaldinho) đã đưa đội tuyển Brasil giành chức vô địch thế giới thứ năm tại World Cup 2002, giải đấu được tổ chức ở 2 quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản. Brasil giành vé vào vòng 16 với vị trí đầu bảng sau khi đánh bại cả ba đối thủ là Thổ Nhĩ Kỳ, Costa RicaTrung Quốc. Sau đó Brasil đã đánh bại Bỉ 2–0 tại Kobe ở vòng 16 với hai bàn thắng của Rivaldo và Ronaldo. Đối đầu với đội tuyển Anh trong trận tứ kết ở Shizuoka, họ thắng 2–1, với bàn thắng ấn định tỉ số tới từ một cú đá phạt tuyệt đẹp của Ronaldinho. Trận bán kết tái đấu Thổ Nhĩ Kỳ ở Saitama; Brasil thắng 1–0 với Ronaldo là người ghi bàn duy nhất. Trong trận chung kết giữa Đức và Brasil ở Yokohama, Ronaldo đã ghi cả hai bàn thắng trong chiến thắng 2–0 của Brasil. Ronaldo cũng đã giành được danh hiệu Chiếc giày vàng khi là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu năm đó với 8 bàn thắng.

Brasil đã giành được chức vô địch Copa América năm 2004, chức vô địch lần thứ ba của họ trong bốn lần tham dự kể kể từ năm 1997[32]. Brasil cũng đã giành được danh hiệu FIFA Confederations Cup lần thứ hai vào năm 2005[33]. Huấn luyện viên Carlos Alberto Parreira đã xây dựng đội hình của Brasil với sơ đồ 4-2-2-2. Với biệt danh là "Bộ tứ ma thuật", hàng tấn công của Brasil giai đoạn này được xây dựng xung quanh bốn ngôi sao: Ronaldo, Adriano, KakáRonaldinho.

Hạn hán World Cup (2006-nay)

[sửa | sửa mã nguồn]
Brasil và Nhật Bản bước vào sân tại World Cup 2006

Tại World Cup 2006, Brasil khởi đầu mạnh mẽ với hai chiến thắng trước Croatia (1-0) và Australia (2-0). Trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng gặp Nhật Bản, Brasil tiếp tục giành chiến thắng với tỷ số 4-1. Ronaldo ghi hai bàn, qua đó cân bằng kỷ lục về số bàn thắng nhiều nhất ở World Cup. Ở vòng 16 đội, Brasil dễ dàng đánh bại Ghana với tỷ số 3-0. Bàn thắng của Ronaldo trong trận đấu này giúp anh trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử World Cup. Tuy nhiên, Brasil đã bị loại ở tứ kết trước Pháp, thua 1-0 bởi bàn thắng của Thierry Henry.[34]

Sau khi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Brasil vào năm 2006.[35] Dưới sự dẫn dắt của ông, Brasil giành chức vô địch Cúp bóng đá Nam Mỹ 2007.[36] Hai năm sau khi giành chức vô địch Copa América 2007, Brasil tiếp tục khẳng định vị thế của mình là một trong những đội bóng mạnh nhất thế giới bằng cách giành chức vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2009.[37][38]

Tại World Cup 2010 diễn ra ở Nam Phi, Brasil khởi đầu đầy hứng khởi với hai chiến thắng liên tiếp trước Triều Tiên (2-1) và Bờ Biển Ngà (3-1). Trận đấu cuối cùng của vòng bảng gặp Bồ Đào Nha khép lại với tỷ số hòa 0-0. Ở vòng 16 đội, Brasil dễ dàng vượt qua Chile với tỷ số 3-0. Tuy nhiên, giấc mơ vàng của họ tan vỡ ở tứ kết khi để thua Hà Lan 2-1.[39]

Vào tháng 7 năm 2010, Mano Menezes được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng mới của Brasil.[40] Tuy nhiên, ngay tại Cúp bóng đá Nam Mỹ 2011, Brasil đã phải nhận thất bại cay đắng trước Paraguay ở tứ kết[41] Vào ngày 4 tháng 7 năm 2012, Brasil đã tụt xuống vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng FIFA vì chỉ thi đấu các trận giao hữu, không có trận đấu chính thức nào kể từ khi giành quyền tham dự World Cup 2014 với tư cách là chủ nhà.

Sự trở lại của Luiz Felipe Scolari (2013-2014)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 2012, HLV Mano Menezes bị sa thải và Luiz Felipe Scolari được bổ nhiệm thay thế.[42][43]

Cầu thủ Brasil ăn mừng chiến thắng sau khi lên ngôi vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục FIFA 2013

Brasil bước vào Confederations Cup 2013 với tư cách là đương kim vô địch, nhưng họ đang đứng thứ 22 trên bảng xếp hạng FIFA, thứ hạng thấp nhất từ trước đến nay.[44] Tuy nhiên, đội bóng này đã nhanh chóng lấy lại phong độ và giành chức vô địch Confederations Cup 2013, đánh bại Tây Ban Nha 3-0 trong trận chung kết[45][46][47] Neymar được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu và nhận được Giải Quả bóng vàng và Giày đồng Adidas, còn Júlio César đã giành được Giải Găng tay vàng cho thủ môn xuất sắc nhất giải đấu.[48]

World Cup 2014
[sửa | sửa mã nguồn]

Tại trận khai mạc World Cup 2014, đội chủ nhà Brasil đã giành chiến thắng 3-1 trước Croatia, với cú đúp của Neymar và bàn thắng của Oscar. Đây là chiến thắng đầu tiên của Brasil trên sân nhà tại World Cup sau 64 năm.[49] Tiếp theo, Brasil hòa Mexico 0-0 trước khi giành vé vào vòng loại trực tiếp bằng chiến thắng 4-1 trước Cameroon. Neymar tiếp tục tỏa sáng với hai bàn thắng, còn Fred và Fernandinho ghi bàn còn lại.[50][51] Ở vòng 16, Brasil đối đầu với Chile. David Luiz mở tỉ số cho Brasil ở phút 18, nhưng Chile gỡ hòa ở phút 89. Trên chấm phạt đền, Neymar, David Luiz và Marcelo thành công, còn thủ môn Júlio César cản phá thành công 3 cú sút của Chile giúp Brasil giành chiến thắng 3-2.[52]

Tại World Cup 2014, Brasil đối đầu với Colombia. Neymar (hàng trước, thứ hai từ bên phải) đã phải rời sân trên cáng vì bị gãy xương đốt sống, đó cũng là trận đấu cuối cùng của anh tại giải đấu.

Brasil tiếp tục gặp khó khăn ở vòng tứ kết khi phải đối đầu với Colombia, một đối thủ cũng đến từ Nam Mỹ. Brasil đã giành chiến thắng 2-1 với những bàn thắng của David LuizThiago Silva. Tuy nhiên, Neymar đã phải rời sân trong hiệp hai sau khi bị Juan Camilo Zúñiga va chạm với lưng. Neymar được đưa đến bệnh viện và được chẩn đoán bị gãy xương đốt sống, khiến anh không thể tham dự phần còn lại của giải đấu.[53] Trước đó, Neymar đã là nhân tố quan trọng giúp Brasil thi đấu thành công. Anh đã ghi 4 bàn thắng, có 1 kiến tạo và được bầu là cầu thủ hay nhất trận 2 lần. Brasil gặp thêm những rắc rối trước trận bán kết với Đức khi Thiago Silva bị treo giò một trận do nhận thẻ vàng thứ hai của giải đấu ở tứ kết.[54]

Ở trận bán kết World Cup 2014, Brasil đã phải hứng chịu thất bại nặng nề 1-7 trước Đức. Đây là trận thua tệ hại nhất của Brasil tại World Cup và là lần đầu tiên họ thua trên sân nhà trong một trận đấu chính thức kể từ năm 1975.[55][56][57] Sau thất bại này, Brasil tiếp tục thua 0-3 trước Hà Lan trong trận tranh hạng ba.[58][59] Đội bóng Nam Mỹ kết thúc giải đấu với thành tích phòng ngự tệ nhất trong số 32 quốc gia tham dự, để thủng lưới 14 bàn.[60][61][62]

Sự trở Lại Của Dunga (2014–2016)

[sửa | sửa mã nguồn]
Dunga, cựu đội trưởng Brasil vô địch World Cup 1994, từng đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên của đội tuyển giai đoạn 2006-2010 và 2014-2016.

Ngày 22 tháng 7 năm 2014, Dunga được bổ nhiệm trở lại làm huấn luyện viên trưởng Brasil[63][64][65], đánh dấu lần thứ hai ông nắm giữ vị trí này kể từ sau khi đội tuyển bị loại khỏi World Cup 2010.[66][67][68]

Copa América 2015
[sửa | sửa mã nguồn]

Brasil khởi đầu giải đấu với một màn lội ngược dòng ngoạn mục trước Peru, với bàn thắng phút chót của Douglas Costa.[69] Tuy nhiên, niềm vui của họ đã nhanh chóng bị dập tắt khi thất bại 1-0 trước Colombia ở trận tiếp theo.[70] Brasil kết thúc vòng bảng với chiến thắng 2-1 trước Venezuela, qua đó giành quyền vào vòng loại trực tiếp.[71] Ở vòng tứ kết, Brasil đối đầu với Paraguay. Trận đấu diễn ra rất kịch tính và hai đội hòa nhau 1-1 sau 90 phút thi đấu chính thức. Brasil đã có cơ hội giành chiến thắng trong loạt sút luân lưu, nhưng họ đã thất bại với tỷ số 4-3.[72] Thất bại này là một cú sốc lớn đối với Brasil. Đây là lần đầu tiên trong gần 20 năm, đội bóng Nam Mỹ không thể tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục.[73]

Cúp bóng đá Nam Mỹ
[sửa | sửa mã nguồn]

Brasil khởi đầu Copa América Centenario 2016 với một trận hòa không bàn thắng trước Ecuador. Tuy nhiên, đội bóng Ecuador đã có cơ hội giành chiến thắng khi được hưởng một quả phạt đền ở hiệp hai, nhưng họ đã bỏ lỡ cơ hội này. Ở trận đấu tiếp theo, Brasil đã giành chiến thắng hủy diệt 7-1 trước Haiti. Philippe Coutinho đã ghi hat-trick, còn những bàn thắng còn lại được ghi bởi Gabriel Jesus, Renato Augusto, Marcelo và Neymar.[74] Chỉ cần một trận hòa để vào vòng loại trực tiếp, nhưng Brasil đã bất ngờ để thua trước Peru với tỷ số 1-0. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi bởi Raul Ruidiaz ở phút 75, nhưng bàn thắng này đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng Ruidiaz đã dùng tay để đưa bóng vào lưới.[75] Đây là lần đầu tiên họ thua trước Peru kể từ năm 1985[76] và cũng là lần đầu tiên họ bị loại từ vòng bảng Copa América kể từ năm 1987.[77][78][79][80]

Kỷ Nguyên Tite (2016–2022)

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Brasil trước trận đấu vòng bảng với Costa Rica tại FIFA World Cup 2018Nga
Cổ động viên Brasil tại World Cup 2018

Ngày 14 tháng 6 năm 2016, Tite được Liên đoàn bóng đá Brasil (CBF) bổ nhiệm làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia, thay thế Carlos Dunga.[81] Sáu ngày sau đó, Tite chính thức bắt đầu công việc mới của mình.[82] Trận đấu đầu tiên của ông là chiến thắng 3-0 trước Ecuador trên sân khách vào ngày 2 tháng 9.[83] Tite tiếp tục dẫn dắt Brasil giành chiến thắng 2-1 trước Colombia, 5-0 trước Bolivia và 0-2 trước Venezuela, qua đó giúp đội bóng lên đầu bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2018. Brasil sau đó đánh bại Paraguay 3-0 để trở thành đội đầu tiên, ngoài chủ nhà Nga, giành quyền tham dự giải đấu này.[84][85]

Brasil bắt đầu chiến dịch World Cup 2018 với một trận hòa đáng tiếc trước Thụy Sĩ, qua đó đánh dấu trận mở màn không thắng đầu tiên của họ kể từ năm 1978.[86] Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng lấy lại phong độ và giành chiến thắng 2-0 trước Costa Rica ở trận đấu sau đó, với các bàn thắng của Coutinho và Neymar trong thời gian bù giờ. Chiến thắng này giúp Brasil giành quyền vào vòng 16 đội với tư cách là đội nhất bảng.[87][88] Ở vòng 16, Brasil tiếp tục đánh bại Mexico với tỷ số 2-0, nhờ các bàn thắng của Neymar và Firmino.[89] Tuy nhiên, hành trình của họ tại World Cup 2018 đã kết thúc đáng tiếc ở tứ kết, khi họ để thua Bỉ với tỷ số 2-1. Bàn thắng phản lưới nhà của Fernandinho.[90][91][92]

Vào ngày 8 tháng 6 năm 2021, đội tuyển Brasil đánh bại Paraguay 2-0 ở vòng loại World Cup, qua đó giành chức vô địch quốc gia này lần đầu tiên kể từ năm 1985.[93] Tại World Cup 2022, Brasil đứng đầu bảng sau khi đánh bại Serbia 2-0, Thụy Sĩ 1-0 và thua Cameroon 1-0.[94] Sau đó, đội tiếp tục giành chiến thắng với cách biệt 3 bàn trước Hàn Quốc ở vòng 16.[95] Tuy nhiên, họ đã để thua Croatia 4-2 trên chấm phạt đền ở tứ kết.[96] Sau thất bại này, huấn luyện viên trưởng Tite tuyên bố từ chức.[97]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch: 1958; 1962; 1970; 1994; 2002
Á quân: 1950; 1998
Hạng ba: 1938; 1978
Vô địch: 1997; 2005; 2009; 2013
Á quân: 1999
Vô địch (9): 1919; 1922; 1949; 1989; 1997; 1999; 2004; 2007; 2019
Á quân (12): 1921; 1925; 1937; 1945; 1946; 1953; 1957; 1959; 1983; 1991; 1995; 2021
Hạng ba (7): 1916; 1917; 1920; 1942; 1959; 1975; 1979
Á quân: 1996; 2003
Hạng ba: 1998
2016; 2020
1984; 1988
1936 1963; 1975; 1979; 1987
1984 1959
1996 1983

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Kết quả St T H [98] B Bt Bb
Uruguay 1930 Vòng 1 2 1 0 1 5 2
Ý 1934 1 0 0 1 1 3
Pháp 1938 Hạng ba 5 3 1 1 14 11
Brasil 1950 Á quân 6 4 1 1 22 6
Thụy Sĩ 1954 Tứ kết 3 1 1 1 8 5
Thụy Điển 1958 Vô địch 6 5 1 0 16 4
Chile 1962 Vô địch 6 5 1 0 14 5
Anh 1966 Vòng 1 3 1 0 2 4 6
México 1970 Vô địch 6 6 0 0 19 7
Tây Đức 1974 Hạng tư 7 3 2 2 6 4
Argentina 1978 Hạng ba 7 4 3 0 10 3
Tây Ban Nha 1982 Vòng 2 5 4 0 1 15 6
México 1986 Tứ kết 5 4 1 0 10 1
Ý 1990 Vòng 2 4 3 0 1 4 2
Hoa Kỳ 1994 Vô địch 7 5 2 0 11 3
Pháp 1998 Á quân 7 4 1 2 14 10
Hàn QuốcNhật Bản 2002 Vô địch 7 7 0 0 18 4
Đức 2006 Tứ kết 5 4 0 1 10 2
Cộng hòa Nam Phi 2010 5 3 1 1 9 4
Brasil 2014 Hạng tư 7 3 2 2 11 14
Nga 2018 Tứ kết 5 3 1 1 8 3
Qatar 2022 5 3 1 1 8 3
CanadaHoa KỳMéxico 2026 Chưa xác định
Tây Ban NhaBồ Đào NhaMaroc 2030
Ả Rập Xê Út 2034
Tổng cộng 22/22
5 lần: Vô địch
114 76 19 19 237 108

Cúp Liên đoàn các châu lục

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Kết quả St T H [98] B Bt Bb
1992 Không giành quyền tham dự
1995
Ả Rập Xê Út 1997 Vô địch 5 4 1 0 14 2
México 1999 Á quân 5 4 0 1 16 6
Hàn Quốc Nhật Bản 2001 Hạng tư 5 1 2 2 3 3
Pháp 2003 Vòng 1 3 1 1 1 3 3
Đức 2005 Vô địch 5 3 1 1 12 6
Cộng hòa Nam Phi 2009 5 5 0 0 14 5
Brasil 2013 5 5 0 0 14 3
2017 Không giành quyền tham dự
Tổng cộng 7/10
4 lần: Vô địch
33 23 5 5 78 27
Copa América
Năm Thành
tích
Thứ
hạng
Số
trận
Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Argentina 1916 Hạng ba 3rd 3 0 2 1 3 4
Uruguay 1917 3rd 3 1 0 2 7 8
Brasil 1919 Vô địch 1st 4 3 1 0 12 3
Chile 1920 Hạng ba 3rd 3 1 0 2 1 8
Argentina 1921 Á quân 2nd 3 1 0 2 4 3
Brasil 1922 Vô địch 1st 5 2 3 0 7 2
Uruguay 1923 Hạng tư 4th 3 0 0 3 2 5
1924 Bỏ cuộc
Argentina 1925 Á quân 2nd 4 '2 1 1 11 9
1926 Bỏ cuộc
1927
1929
1935
Argentina 1937 Á quân 2nd 6 4 0 2 17 11
1939 Bỏ cuộc
1941
Uruguay 1942 Hạng ba 3rd 6 3 1 2 15 7
Chile 1945 Á quân 2nd 6 5 0 1 19 5
Argentina 1946 2nd 5 3 1 1 13 7
1947 Bỏ cuộc
Brasil 1949 Vô địch 1st 8 7 0 1 46 7
Perú 1953 Á quân 2nd 7 4 0 3 17 9
1955 Bỏ cuộc
Uruguay 1956 Hạng tư 4th 5 2 2 1 4 5
Perú 1957 Á quân 2nd 6 4 0 2 23 9
Argentina 1959 2nd 6 4 2 0 17 7
Ecuador 1959 Hạng ba 3rd 4 2 0 2 7 10
Bolivia 1963 Hạng tư 4th 6 2 1 3 12 13
1967 Bỏ cuộc
Nam Mỹ 1975 Hạng ba 3rd 6 5 0 1 16 4
Nam Mỹ 1979 3rd 6 2 2 2 10 9
Nam Mỹ 1983 Á quân 2nd 8 2 4 2 8 5
Argentina 1987 Vòng bảng 5th 2 1 0 1 5 4
Brasil 1989 Vô địch 1st 7 5 2 0 11 1
Chile 1991 Á quân 2nd 7 4 1 2 12 8
Ecuador 1993 Tứ kết 5th 4 1 2 1 6 4
Uruguay 1995 Á quân 2nd 6 4 2 0 10 3
Bolivia 1997 Vô địch 1st 6 6 0 0 22 3
Paraguay 1999 1st 6 6 0 0 17 2
Colombia 2001 Tứ kết 6th 4 2 0 2 5 4
Perú 2004 Vô địch 1st 6 3 2 1 13 6
Venezuela 2007 1st 6 4 1 1 15 5
Argentina 2011 Tứ kết 8th 4 1 3 0 6 4
Chile 2015 5th 4 2 1 1 5 4
Hoa Kỳ 2016 Vòng bảng 9th 3 1 1 1 7 2
Brasil 2019 Vô địch 1st 6 4 2 0 13 1
Brasil 2020 Á quân 2nd 7 5 1 1 12 3
Hoa Kỳ 2024 Tứ kết 7th 4 1 3 0 5 2
Tổng cộng 8 lần
vô địch
38/48 195 109 42 45 435 206

Thế vận hội Mùa hè

[sửa | sửa mã nguồn]
  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1988)
Thế vận hội Mùa hè
Năm Thành
tích
Thứ
hạng
Số
trận
Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
1900 Không tham dự
1904
1908
1912
1920
1924
1928
1936
1948
Phần Lan 1952 Tứ kết 6th 3 2 0 1 9 6
1956 Không tham dự
Ý 1960 Vòng bảng 6th 3 2 0 1 10 6
1964 9th 3 1 1 1 5 2
México 1968 11th 3 0 2 1 4 5
Tây Đức 1972 12th 3 0 1 2 4 6
Canada 1976 Hạng tư 4th 5 2 1 2 6 6
1980 Không vượt qua vòng loại
Hoa Kỳ 1984 Huy chương bạc 2nd 6 4 1 1 9 5
Hàn Quốc 1988 2nd 6 4 1 1 12 4
Tổng cộng 2 lần huy
chương bạc
8/19 32 15 7 10 59 40

Đại hội Thể thao liên Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1995)
Đại hội Thể thao liên Mỹ
Năm Thành
tích
Thứ
hạng
Số
trận
Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
1951 Không tham dự
1955
Hoa Kỳ 1959 Huy chương bạc 2nd 6 4 1 1 27 11
Brasil 1963 Huy chương vàng 1st 4 3 1 0 18 3
1967 Không tham dự
1971
México 1975 Huy chương vàng 1st 6 5 1 0 33 2
Puerto Rico 1979 1st 5 5 0 0 14 1
Venezuela 1983 Huy chương bạc 2nd 3 2 0 1 3 1
Hoa Kỳ 1987 Huy chương vàng 1st 5 4 1 0 10 2
1991 Không tham dự
Argentina 1995 Tứ kết 5th 4 2 2 0 5 2
Tổng cộng 4 lần huy
chương vàng
7/12 33 25 6 2 110 22

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là đội hình đã hoàn thành Copa América 2024.
Số liệu thống kê tính đến ngày 6 tháng 7 năm 2024 sau trận gặp Uruguay.

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Alisson 2 tháng 10, 1992 (32 tuổi) 69 0 Anh Liverpool
12 1TM Bento 10 tháng 6, 1999 (25 tuổi) 2 0 Brasil Athletico Paranaense
23 1TM Rafael 23 tháng 6, 1989 (35 tuổi) 0 0 Brasil São Paulo

2 2HV Danilo (đội trưởng) 15 tháng 7, 1991 (33 tuổi) 61 1 Ý Juventus
3 2HV Éder Militão 18 tháng 1, 1998 (26 tuổi) 35 2 Tây Ban Nha Real Madrid
4 2HV Marquinhos 14 tháng 5, 1994 (30 tuổi) 89 7 Pháp Paris Saint-Germain
6 2HV Wendell 20 tháng 7, 1993 (31 tuổi) 5 0 Bồ Đào Nha Porto
13 2HV Yan Couto 3 tháng 6, 2002 (22 tuổi) 4 0 Anh Manchester City
14 2HV Gabriel Magalhães 19 tháng 12, 1997 (26 tuổi) 7 1 Anh Arsenal
16 2HV Guilherme Arana 14 tháng 4, 1997 (27 tuổi) 9 0 Brasil Atlético Mineiro
17 2HV Lucas Beraldo 24 tháng 11, 2003 (21 tuổi) 3 0 Pháp Paris Saint-Germain
25 2HV Bremer 18 tháng 3, 1997 (27 tuổi) 5 0 Ý Juventus

5 3TV Bruno Guimarães 16 tháng 11, 1997 (27 tuổi) 26 1 Anh Newcastle United
8 3TV Lucas Paquetá 27 tháng 8, 1997 (27 tuổi) 50 11 Anh West Ham United
15 3TV João Gomes 12 tháng 2, 2001 (23 tuổi) 8 0 Anh Wolverhampton Wanderers
18 3TV Douglas Luiz 9 tháng 5, 1998 (26 tuổi) 18 0 Ý Juventus
19 3TV Andreas Pereira 1 tháng 1, 1996 (28 tuổi) 8 1 Anh Fulham
24 3TV Éderson 7 tháng 7, 1999 (25 tuổi) 2 0 Ý Atalanta

7 4 Vinícius Júnior 12 tháng 7, 2000 (24 tuổi) 33 5 Tây Ban Nha Real Madrid
9 4 Endrick 21 tháng 7, 2006 (18 tuổi) 10 3 Tây Ban Nha Real Madrid
10 4 Rodrygo 9 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 27 6 Tây Ban Nha Real Madrid
11 4 Raphinha 14 tháng 12, 1996 (27 tuổi) 27 7 Tây Ban Nha Barcelona
20 4 Sávio 10 tháng 4, 2004 (20 tuổi) 7 1 Pháp Troyes
21 4 Evanilson 6 tháng 10, 1999 (25 tuổi) 2 0 Bồ Đào Nha Porto
22 4 Gabriel Martinelli 18 tháng 6, 2001 (23 tuổi) 13 2 Anh Arsenal
26 4 Pepê 24 tháng 2, 1997 (27 tuổi) 2 0 Bồ Đào Nha Porto

Triệu tập gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]
Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Ederson 17 tháng 8, 1993 (31 tuổi) 25 0 Anh Manchester City 2024 Copa América INJ
TM Léo Jardim 20 tháng 3, 1995 (29 tuổi) 0 0 Brasil Vasco da Gama v.  Tây Ban Nha, 26 March 2024
TM Lucas Perri 10 tháng 12, 1997 (26 tuổi) 0 0 Pháp Lyon v.  Argentina, 21 November 2023

HV Ayrton Lucas 19 tháng 6, 1997 (27 tuổi) 2 0 Brasil Flamengo v.  Tây Ban Nha, 26 March 2024
HV Fabrício Bruno 12 tháng 2, 1996 (28 tuổi) 2 0 Brasil Flamengo v.  Tây Ban Nha, 26 March 2024
HV Murilo 27 tháng 3, 1997 (27 tuổi) 0 0 Brasil Palmeiras v.  Tây Ban Nha, 26 March 2024
HV Renan Lodi 8 tháng 4, 1998 (26 tuổi) 19 0 Ả Rập Xê Út Al-Hilal v.  Argentina, 21 November 2023
HV Emerson Royal 14 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 10 0 Anh Tottenham Hotspur v.  Argentina, 21 November 2023
HV Carlos Augusto 7 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 2 0 Ý Inter Milan v.  Argentina, 21 November 2023
HV Nino 10 tháng 4, 1997 (27 tuổi) 1 0 Nga Zenit Saint Petersburg v.  Argentina, 21 November 2023
HV Adryelson 23 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 0 0 Pháp Lyon v.  Uruguay, 17 October 2023
HV Vanderson 21 tháng 6, 2001 (23 tuổi) 2 0 Pháp Monaco v.  Venezuela, 12 October 2023 INJ
HV Caio Henrique 31 tháng 7, 1997 (27 tuổi) 1 0 Pháp Monaco v.  Venezuela, 12 October 2023 INJ
HV Roger Ibañez 23 tháng 11, 1998 (26 tuổi) 3 0 Ả Rập Xê Út Al-Ahli v.  Perú, 12 September 2023

TV André 16 tháng 7, 2001 (23 tuổi) 5 0 Brasil Fluminense v.  Tây Ban Nha, 26 March 2024
TV Pablo Maia 10 tháng 1, 2002 (22 tuổi) 1 0 Brasil São Paulo v.  Tây Ban Nha, 26 March 2024
TV Casemiro 23 tháng 2, 1992 (32 tuổi) 75 7 Anh Manchester United v.  Anh, 23 March 2024 INJ
TV Raphael Veiga 19 tháng 6, 1995 (29 tuổi) 6 0 Brasil Palmeiras v.  Argentina, 21 November 2023
TV Joelinton 14 tháng 8, 1996 (28 tuổi) 5 1 Anh Newcastle United v.  Argentina, 21 November 2023
TV Gerson 20 tháng 5, 1997 (27 tuổi) 5 0 Brasil Flamengo v.  Uruguay, 17 October 2023

Richarlison 10 tháng 5, 1997 (27 tuổi) 48 20 Anh Tottenham Hotspur v.  Tây Ban Nha, 26 March 2024
Galeno 21 tháng 10, 1997 (27 tuổi) 1 0 Bồ Đào Nha Porto v.  Tây Ban Nha, 26 March 2024
Gabriel Jesus 3 tháng 4, 1997 (27 tuổi) 64 19 Anh Arsenal v.  Argentina, 21 November 2023
João Pedro 26 tháng 9, 2001 (23 tuổi) 1 0 Anh Brighton & Hove Albion v.  Argentina, 21 November 2023
Paulinho 15 tháng 7, 2000 (24 tuổi) 1 0 Brasil Atlético Mineiro v.  Argentina, 21 November 2023
Neymar 5 tháng 2, 1992 (32 tuổi) 128 79 Ả Rập Xê Út Al-Hilal v.  Uruguay, 17 October 2023
Matheus Cunha 27 tháng 5, 1999 (25 tuổi) 11 0 Anh Wolverhampton Wanderers v.  Uruguay, 17 October 2023
David Neres 3 tháng 3, 1997 (27 tuổi) 8 1 Bồ Đào Nha Benfica v.  Uruguay, 17 October 2023
Antony 24 tháng 2, 2000 (24 tuổi) 16 2 Anh Manchester United v.  Bolivia, 8 September 2023 EXP[99]

  • INJ Cầu thủ rút lui vì chấn thương
  • PRE Đội hình sơ bộ
  • SUS Bị cấm thi đấu
  • WD Cầu thủ rút lui do chấn thương không rõ ràng

Cầu thủ xuất sắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các cầu thủ xuất sắc từng khoác áo đội tuyển Brasil.

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số huấn luyện viên trong lịch sử.

Kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Số lần khoác áo đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Cafu là cầu thủ khoác áo đội tuyển Brasil nhiều nhất với 142 trận
Tính đến ngày 21 tháng 11 năm 2023
Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu ở đội tuyển quốc gia.
# Cầu thủ Số trận Bàn thắng Thời gian thi đấu
1 Cafu 142 5 1990–2006
2 Neymar 128 79 2010–
3 Dani Alves 126 8 2006–2022
3 Roberto Carlos 125 11 1992–2006
4 Thiago Silva 113 7 2008–
6 Lúcio 105 4 2000–2011
7 Cláudio Taffarel 101 0 1988–1998
8 Robinho 100 28 2003–2015
9 Djalma Santos 98 3 1952–1968
Ronaldo 98 62 1994–2011

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Neymar là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển quốc gia với 79 bàn thắng
Tính đến ngày 21 tháng 11 năm 2023[100]
Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu ở đội tuyển quốc gia.
# Cầu thủ Bàn thắng Số trận Hiệu suất Thời gian thi đấu
1 Neymar 79 128 0.62 2010–
2 Pelé 77 91 0.85 1957–1971
3 Ronaldo 62 98 0.63 1994–2011
4 Romário 55 70 0.79 1987–2005
5 Zico 48 71 0.67 1976–1986
6 Bebeto 39 75 0.52 1985–1998
7 Rivaldo 35 74 0.46 1993–2003
8 Jairzinho 33 81 0.40 1964–1982
Ronaldinho 33 97 0.34 1999–2013
10 Ademir 32 39 0.82 1945–1953
Tostão 32 54 0.59 1966–1972

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ruy Castro, Andrew Downie (translator) (2005). Garrincha - The triumph and tragedy of Brazil's forgotten footballing hero. Yellow Jersey Press, London. ISBN 0-224-06433-9.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Đây là lần đầu tiên Brasil giữ vị trí số 1. Cụ thể những thời điểm Brazil giữ vị trí số 1 như sau: 9.1993, 4–5.1994, 7.1994, 9–12.1994, 2.1995, 4.1995–2.1996, 4–5.1996, 7–12.1996, 2.1997, 4.1997–5.1998, 7.1998–4.2001, 7.2002–5.2006, 7.2006–1.2007, 7–8.2007, 7–10.2009, 4–5.2010, 4-6.2017, 31.3.2023-5.4.2023
  3. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ “Argentina versus Brazil”. FIFA.com. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009.[liên kết hỏng]
  5. ^ Napoleão, Antônio Carlos; Assaf, Roberto (2006). Seleção Brasileira 1914–2006. São Paulo: Mauad X. tr. 72. ISBN 85-7478-186-X.
  6. ^ “Brazil matches, ratings and points exchanged”. Eloratings.net. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  7. ^ "World Cup History - The Facts and Stats", William Hill, ngày 28 tháng 5 năm 2006. URL accessed on ngày 15 tháng 6 năm 2006.
  8. ^ “Soccer World Cup All-Time Standings”. Thesoccerworldcups.com. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ All-time table of the FIFA World Cup
  10. ^ a b “Rio 2016: Neymar PK wins Brazil's first Olympic soccer gold | NBC Olympics”. www.nbcolympics.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  11. ^ “How many times have Brazil won the World Cup? Selecao history and record at FIFA tournament”. www.sportingnews.com (bằng tiếng Anh). 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  12. ^ Munday, Billy (12 tháng 11 năm 2021). “The Confederations Cup: an odd tournament now consigned to history”. These Football Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  13. ^ “Brazil won the U20 World Cup five times: who were the famous heroes”. Sambafoot EN. 21 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  14. ^ Jimenez, Juan Salas. “Brazil Wins U17 FIFA World Cup”. Eagle Eye. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  15. ^ “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2021.
  16. ^ Team of the Year Award 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2010.
  17. ^ “Beckenbauer says Brazil 1970 was the best national team of all time”. Beckenbauer diz que Brasil de 1970 foi melhor seleção de todos os tempos (Portuguese). Gazeta do Povo. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  18. ^ Pitt-Brooke, Jack (3 tháng 7 năm 2012). “The greatest team of all time: Brazil 1970 v Spain 2012”. The Independent. London. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  19. ^ “10 Greatest National Teams in World Football History”. Bleacher Report. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.
  20. ^ Lea, Greg. “The Best Ever International Teams: Part Two”. betsson.com. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.
  21. ^ “The 30 greatest international teams of all time”. The Football Pantheon. 16 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014.
  22. ^ “Soccer great Zico: Brazil '58 best team ever”. Zico. CNN. 5 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  23. ^ “Phenomenal goals, silky skills and tight blue shorts – Why Brazil 1982 was the best World Cup team ever”. Mirror.co.uk. 10 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014.
  24. ^ “World Cup: The 10 best teams of all times”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.
  25. ^ “Euro 2016: Which is the greatest team in history of international football?”. BBC Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.
  26. ^ “Spain win again to extend unbeaten streak”. CNN. 20 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  27. ^ víctor pérez. “Brasil-Italia, el clásico del fútbol mundial que consagró el viejo Sarriá”. ABC.es. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2018.
  28. ^ Molinaro, John (20 tháng 6 năm 2009). “World Derby: Brazil vs Italy”. CBC Sports. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2018.
  29. ^ “Silêncio no Maracanã - Revista de História”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018.
  30. ^ Jogos Eternos – Brasil 1×2 Uruguai 1950 | Imortais do Futebol
  31. ^ https://news.bbc.co.uk/sport3/worldcup2002/hi/history/newsid_1749000/1749324.stm
  32. ^ “Final of the 2004 CONMEBOL Copa America: Brazil, Argentina and a comeback for history”. copaamerica.com. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  33. ^ “Bring on the World Cup, Germany Says – DW – 06/30/2005”. dw.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  34. ^ Vickery, Tim (18 tháng 12 năm 2017). “Kaka's spectacular run with Milan and Brazil overshadowed by his successors”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  35. ^ “Dunga completa dois anos na seleção garantindo ser um desafio ganhar o ouro”. Globo Esporte (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 24 tháng 7 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009.
  36. ^ “Brazil 3-0 Argentina: The heart-stopping final of the 2007 CONMEBOL Copa América”. copaamerica.com. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  37. ^ Dawkes, Phil (28 tháng 6 năm 2009). “USA 2–3 Brazil”. BBC Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2009.
  38. ^ “FIFA Confederations Cup South Africa 2009 | Awards”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association (FIFA). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2017.
  39. ^ Bevan, Chris (2 tháng 7 năm 2010). “Netherlands 2–1 Brazil: The Netherlands produced a stunning second-half comeback to reach the semi-finals as Brazil's World Cup imploded in a dramatic game in Port Elizabeth”. BBC Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  40. ^ “Brazil name Dunga's replacement as they rebuild for the next World Cup”. The Guardian. London. Press Association. 24 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2010.
  41. ^ Wilson, Jonathan (18 tháng 7 năm 2011). “Argentina and Brazil lead the fall of the Copa América giants”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  42. ^ “Mano Menezes sacked as Brazil coach”. Goal.com. 23 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.
  43. ^ “Felipão é o novo técnico da Seleção, e Andrés deixa cargo na CBF” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Globoesporte.com. 28 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  44. ^ “Netherlands go fifth in Fifa ranking”. Goal.com. 6 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  45. ^ “Brazil-Spain: a showdown 27 years in the making”. Marca. 28 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  46. ^ “Fred and Neymar claim Confeds for Brazil”. FIFA.com. 1 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  47. ^ “Brazil defeats Spain to win Confederations Cup”. CBC. 30 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  48. ^ “Neymar breaks through for top award”. FIFA.com. 1 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  49. ^ “Brazil 3–1 Croatia”. BBC Sport. 12 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  50. ^ “Cameroon 1–4 Brazil”. BBC. 23 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  51. ^ “Brazil 0–0 Mexico”. FIFA.com. 17 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  52. ^ Ornstein, David (28 tháng 6 năm 2014). “Brazil 1–1 Chile”. BBC Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  53. ^ “Neymar: Injured Brazil forward ruled out of World Cup”. BBC Sport. 4 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2014.
  54. ^ “World Cup 2014: Brazil fail to have Thiago Silva booking rescinded”. BBC Sport. 7 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  55. ^ “The greatest half-hour in World Cup history?”. Eurosport. 9 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  56. ^ “Brazil 1–7 Germany: World Cup 2014 semi-final – as it happened”. The Guardian. 9 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  57. ^ “Maracanazo foi trágico, 'Minerazo', a maior vergonha do Brasil”. ESPN. 8 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  58. ^ Kilpeläinen, Juuso (18 tháng 3 năm 2018). “Neymar and the magical influence of an enigmatic amulet”. Football Paradise. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020. For the Brazilians, the disappointment was too much to cope with. Canarinho subsequently dropped to fourth place as Holland cruised to a relatively comfortable 3–0 victory in the third place play-off at Estádio Nacional.
  59. ^ “Brazil 0–3 Netherlands”. BBC. 12 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014.
  60. ^ "2014 FIFA World Cup Brazil – Statistics – Teams – Top goals – FIFA.com" Lưu trữ 16 tháng 6 2018 tại Wayback Machine. FIFA.com. Retrieved 13 June 2014.
  61. ^ “Netherlands ensure miserable end for hosts”. ESPN.co.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2014.
  62. ^ “Luiz Felipe Scolari resigns after Brazil's World Cup 2014 humiliation”. The Guardian. 14 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
  63. ^ “Japan 0–4 Brazil”. BBC Sport. 14 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.
  64. ^ “Brazil 1–0 Ecuador”. BBC Sport. 10 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.
  65. ^ “Turkey 0–4 Brazil”. BBC Sport. 12 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2015.
  66. ^ “Dunga sends Brazil back to the future”. Goal.com. 22 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2014.
  67. ^ “Brazil 1–0 Colombia”. BBC Sport. 6 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.
  68. ^ “Argentina 0–2 Brazil”. BBC Sport. 11 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.
  69. ^ “Brazil 2–1 Peru: Douglas Costa wins it late for Selecao”. Goal.com. 15 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  70. ^ “Brazil 0–1 Colombia: Murillo shocks struggling Selecao”. Goal.com. 18 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  71. ^ “VIDEO HIGHLIGHTS: Brazil 2–1 Venezuela: Thiago Silva and Firmino seal top spot”. Goal.com. 21 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  72. ^ “Brazil 1–1 Paraguay (3–4 on pens): Selecao dumped out of Copa America”. Goal.com. 28 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  73. ^ “Brasil fica fora da Copa das Confederações após 20 anos” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Terra. 27 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  74. ^ “Liverpool's Philippe Coutinho scores hat-trick for Brazil”. BBC Sport. 8 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2016.
  75. ^ Wiener, David (13 tháng 6 năm 2016). “Brazil v Peru: Raul Ruidiaz scores controversial goal that eliminates Dunga's side from Copa America”. Fox Sports Australia. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  76. ^ “Dunga says 'everyone saw' Ruidiaz's handball on Peru winner vs. Brazil”. ESPN FC. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  77. ^ Sport, Telegraph (13 tháng 6 năm 2016). “Brazil knocked out of Copa America by Peru thanks to 'handball' goal”. The Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  78. ^ Tommy, Tran. “Bảng Xếp Hạng Bóng Đá”. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2024.
  79. ^ “Brazil dumped out of Copa America by lowly Peru for earliest exit since 1987”. Independent.ie. 13 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  80. ^ “Brazil exits Copa America after blatant handball goal”. Herald Sun. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  81. ^ Edwards, Daniel (14 tháng 6 năm 2016). “Dunga sacked as Brazil coach”. Goal.com. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2016.
  82. ^ “Brazil confirm appointment of Tite as new coach to replace Dunga”. The Guardian. Reuters. 20 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2016.
  83. ^ PA Sport (2 tháng 9 năm 2016). “Ecuador 0–3 Brazil: Gabriel Jesus scores twice on full international debut”. Sky Sports. Sky UK. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2016.
  84. ^ “Brazil top FIFA rankings for first time in seven years”. Reuters. Zurich. 6 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
  85. ^ “World Cup qualifying: Brazil beat Paraguay to seal place in Russia”. BBC Sport. BBC. 29 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
  86. ^ Peterson, Joel (17 tháng 6 năm 2018). “For Brazil, a Disappointing Start to World Cup”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2018.
  87. ^ “Brazil 2–0 Costa Rica”. FIFA. 22 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2018.
  88. ^ “Brazil 2–0 Serbia”. FIFA.com. 3 tháng 7 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
  89. ^ “Brazil beat Mexico to reach last 8”. BBC. 2 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2018.
  90. ^ Johnston, Neil (6 tháng 7 năm 2018). “World Cup 2018: Belgium produce masterclass to knock out Brazil with 2–1 win”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2018.
  91. ^ Rogers, Martin (6 tháng 7 năm 2018). “Brazil is no longer the class of world soccer”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2018.
  92. ^ Wiggins, Brandon (6 tháng 7 năm 2018). “Brazil, the overwhelming favorite to win the World Cup, has been knocked out, and now the tournament is wide open”. Business Insider. Axel Springer. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2018.
  93. ^ “Brazil defeat Paraguay 2–0: Highlights and goals”. Bolavip US (bằng tiếng Anh). 9 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  94. ^ “World Cup 2022 Group G: Match schedule, fixtures, times and dates for Brazil, Serbia, Switzerland and Cameroon in Qatar”. www.sportingnews.com (bằng tiếng Anh). 29 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  95. ^ Liew, Jonathan (5 tháng 12 năm 2022). “Brazil dismantle South Korea to dance into World Cup quarter-finals”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
  96. ^ Church, Ben (9 tháng 12 năm 2022). “Tournament favorite Brazil out of World Cup after losing to Croatia on penalties”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
  97. ^ Liew, Jonathan (9 tháng 12 năm 2022). “Tite to step down amid criticism after Brazil's defeat to Croatia”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  98. ^ a b Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu
  99. ^ “Atacante Antony é desconvocado da Seleção” [Forward Antony is recalled from the national team]. cbf.com.br (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Brazilian Football Confederation. 4 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  100. ^ “Brazil – Record International Players”. RSSSF. ngày 7 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh hiệu
Tiền nhiệm:
 Tây Đức
Vô địch thế giới
1958, 1962
Kế nhiệm:
 Anh
Tiền nhiệm:
 Anh
Vô địch thế giới
1970
Kế nhiệm:
 Tây Đức
Tiền nhiệm:
 Tây Đức
Vô địch thế giới
1994
Kế nhiệm:
 Pháp
Tiền nhiệm:
 Pháp
Vô địch thế giới
2002
Kế nhiệm:
 Ý
Tiền nhiệm:
 Đan Mạch
Vô địch Cúp Confederations
1997
Kế nhiệm:
 México
Tiền nhiệm:
 Pháp
Vô địch Cúp Confederations
2005, 2009,2013
Kế nhiệm:
đương kim vô địch
Tiền nhiệm:
 Uruguay
Vô địch Nam Mỹ
1919
Kế nhiệm:
 Uruguay
Tiền nhiệm:
 Argentina
Vô địch Nam Mỹ
1922
Kế nhiệm:
 Uruguay
Tiền nhiệm:
 Argentina
Vô địch Nam Mỹ
1949
Kế nhiệm:
 Paraguay
Tiền nhiệm:
 Uruguay
Vô địch Nam Mỹ
1989
Kế nhiệm:
 Argentina
Tiền nhiệm:
 Uruguay
Vô địch Nam Mỹ
1997; 1999
Kế nhiệm:
 Colombia
Tiền nhiệm:
 Colombia
Vô địch Nam Mỹ
2004; 2007
Kế nhiệm:
 Uruguay
Tiền nhiệm:
 Chile
Vô địch Nam Mỹ
2019
Kế nhiệm:
CXĐ