Academia.eduAcademia.edu

Bai quang hợp

giáo án

Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết phân phối: Tuần: PHẦN 4 – SINH HỌC CƠ THỂ Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 8: Quang hợp ở thực vật I/Mục tiêu bài học: Kiến thức: Nêu được khái niệm quang hợp. Trình bày được vai trò của quang hợp ở thực vật. Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp. Liệt kê được các sắc tố quang hợp, nơi phân bổ trong lá và nêu chức năng chủ yếu của các sắc tố quang hợp. Kỹ năng: Quan sát, nhận xét, khái quát, so sánh.... Thái độ: Biết chăm sóc cây trồng và bảo vệ thực vật. Nhận thức được tầm quan trọng của cây đối với đời sống. Liên hệ nội dung GDMT và GD ứng phó BĐKH vào mục I – phần 2 Vai trò của quang hợp. Phát triển năng lực: Năng lực chung: Năng lực tự học Năng lực tự giải quyết vấn đề, tư duy và sáng tạo Năng lực giao tiếp Năng lực hợp tác Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống Năng lực sáng tạo II/ Phương tiện dạy học: Các tranh 8.1, 8.3 SGK trang 36, 37. Giáo án điện tử. Phiếu học tập: Sinh vật Sản xuất được chất hữu cơ Đứng đầu trong chuỗi thức ăn Là thức ăn trực tiếp của động vật Bò Cỏ Hươu Sâu Rau Thỏ Tảo Phiếu học tập 2: Nhóm sắc tố chính (Diệp lục) Nhóm sắc tố phụ (Carotinoit) Cấu tạo Vai trò III/Tiến trình tổ chức dạy học: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Ngoài vai trò thoát hơi nước của khí khổng, thì khí khổng còn có chức năng quan trọng nào đối với đời sống của cây? (bài 3:Thoát hơi nước) Trả lời: Khí khổng mở ra cho khí CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Tiến trình bài mới: Mở bài: Con người hay động vật chúng ta đều có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách trực tiếp dùng miệng ăn và uống. Nhưng đối với cây cối thì lại khác. Đa phần cây cối đều không có miệng để tiêu thụ thức ăn trực tiếp. Vậy chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách nào? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học hôm nay nhé. Nội dung bài học: KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học GV đặt câu hỏi: Ở bài thoát hơi nước chúng ta đã được học trước đây. Việc thoát hơi nước qua khí khổng đã đồng thời giúp cho lá hấp thu nguyên liệu nào? Nguyên liệu đó cần cho quá trình nào của cây? GV cho hs video về quá trình quang hợp của cây và trả lời câu hỏi: Quá trình quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp. Sản phẩm được tạo ra trong quá trình quang hợp là gì? GV đặt vấn đề: Vậy sản phẩm của quá trình quang hợp có những vai trò gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo. GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập trong 1 phút. Gọi đại diện nhóm trả lời, gọi nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chốt lại từng nội dung cụ thể. Bổ sung: Con người không thể tự tổng hợp glucozo nên phải ăn những thức ăn như rau, củ, quả (Có chứa glucozo) để cung cấp glucozo cho cơ thể. Từ nội dung phiếu học tập, GV đặt câu hỏi: Từ nội dung phiếu học tập rút ra kết luận về vai trò của quang hợp Liên hệ nội dung giáo dục môi trường: Hiện nay chúng ta đang khai thác rừng quá mức quy định, tài nguyên rừng gần như bị tàn phá và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như xói mòn đất, thiên tai, lũ lụt,…Ngoài ra, lượng CO2 thải ra không khí quá nhiều so với số lượng tài nguyên rừng vì vậy không thể cải thiện được lượng không khí đang bị ô nhiễm. Từ vai trò của quang hợp, hãy cho biết chúng ta nên làm gì để khắc phục tình trạng này? Hs nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi: Giúp lá hấp thu khí CO2 từ không khí. CO2 cần cho quá trình quang hợp của cây. Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được chất diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước. Phương trình tổng hợp Ánh sáng mặt trời 6 + 12 Chất diệp lục + + Glucozo, O2, nước Hs nhớ lại kiến thức, thảo luận nhóm, trả lời nội dung được phân công ở phiếu học tập. Cử đại diện trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sản phẩm của quá trình quang hợp sản xuất chất hữu cơ. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và dược liệu. Là thức ăn cho mọi sinh vật. Điều hòa không khí. Hs liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Phải bảo vệ rừng, khai thác rừng 1 cách hợp lí. Tuyên truyền mọi người về việc bảo vệ rừng. Bản thân tham gia tích cực các phong trào trồng cây gây rừng, phủ kín đồi trọc ở trường học hoặc ở địa phương. Quang hợp là gì? Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước. Phương trình tổng hợp Ánh sáng mặt trời 6 + 12 Chất diệp lục + + Vai trò của quang hợp: Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ cho sự sống. Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người. Là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. Điều hòa không khí. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học GV đặt vấn đề: Qua video hs được xem ở phần 1. Hãy cho biết quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây? Cây có thể thực hiện quá trình quang hợp ở các cơ quan khác không? Nêu ví dụ. GV bổ sung: Ngoài lá xanh, các phần có màu xanh của cây như mô thân cây, thân non, đài hoa cũng thực hiện quang hợp. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 8.2 SGK trang 37 và trả lời câu hỏi: Kể tên các cấu tạo hình thái của lá trong hình 8.2? Lá có cấu tạo hình thái như thế nào để phù hợp với chức năng quang hợp? GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức lớp 10 và trả lại câu hỏi: Tại sao nói lục lạp là bào quan quang hợp? GV yêu cầu học sinh quan sát hình 8.3 SGK và nhớ lại kiến thức lớp 10 để trả lời câu hỏi: Hãy mô tả cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp. GV đặt vấn đề: Ở màng tilacoit có chứa các sắc tố quang hợp. Các hệ sắc tố quang hợp này có cấu tạo và chức năng như thế nào đối với cây? GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 38 và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập trong 3 phút Gọi đại diện nhóm trả lời, gọi nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chốt lại từng nội dung cụ thể Từ kết quả của phiếu học tập hãy viết sơ đồ tổng quát về sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng. GV đặt câu hỏi: Tại sao đa phần lá cây có màu xanh? Hs nhớ lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây. Cây có thể thực hiện quá trình quang hợp ở thân hoặc cành. Vd: Cây xương rồng hay cành giao có thân thực hiện chức năng quang hợp. Bao gồm: Thân, cuống lá, gân chính, gân bên, phiến lá. Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. Hs vận dụng kiến thức lớp 10 và hình 8.3 SGK trang 37 để trả lời câu hỏi: Lục lạp có nhiều cấu tạo chuyên thực hiện các pha của quang hợp. Hs nhớ lại kiến thức lớp 10 trả lời câu hỏi: Màng tilacoit chứa sắc tố và các enzym quang hợp thực hiện pha sáng quang hợp. Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp. Chất nền (Stroma) là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp. Hs nghiên cứu SGK trang 38 thảo luận nhóm, trả lời nội dung được phân công ở phiếu học tập. Cử đại diện trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sơ đồ: Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng Diệp lục là nguyên nhân là cho lá cây có màu lục. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu lục. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp: Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng. Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. Lục lạp là bào quan quang hợp: Các hạt grana: Bao gồm các tilacoit xếp chồng lên nhau Màng tilacoit chứa sắc tố và các enzym quang hợp thực hiện pha sáng quang hợp. Xoang tilacoit là nới xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp. Chất nền (Stroma) là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp. Hệ sắc tố quang hợp: Nội dung phiếu học tập 2 Sơ đồ: Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng Đáp án phiếu học tập: Sinh vật Sản xuất được chất hữu cơ Đứng đầu trong chuỗi thức ăn Là thức ăn trực tiếp của động vật Bò × × Cỏ × × × Hươu × × Sâu × × Rau × × × Thỏ × × Tảo × × × Nhóm sắc tố chính (Diệp lục) Nhóm sắc tố phụ (Carotinoit) Cấu tạo Diệp lục a: Diệp lục b: Carotin: Xentophyl: Vai trò Làm cho lá có màu xanh Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời (vùng đỏ và xanh tím) Vận chuyển năng lượng đến trung tâm phản ứng. Tham gia biến đổi năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH Tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả và củ. Không có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng hấp thụ mà chị hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời rồi chuyển năng lượng ánh sáng này cho diệp lục. Củng cố bài học: Câu 1: Cây xương rồng quang hợp bằng cơ quan gì? Cây xương rồng quang hợp bằng bộ phận đó là tế bào chân gai và mô thân cây Vào ban đêm các lỗ hổng ở chân các gai và ở mô trên ngọn cây mở ra nước trong sương được hấp thụ vào trong và được vận chuyển lên các cơ quan. Đặc biệt chúng được chuyển vào túi dự trữ (stricaceryhret) trong thân cây và giữ lại.  Ban ngày các lỗ hổng đóng kín lại ngăn cản quá trình thoát nước của cây nên cây chịu đựng tại nơi khô cằn. Câu 2: Những loại lá cây có màu đỏ thì có quang hợp được không? Câu 3: Diệp lục không tham gia vào quá trình nào sau đây? Hấp thụ năng lượng ánh sáng Vận chuyển năng lượng Tham gia biến đổi năng lượng Tham gia khử CO2 Câu 4: Trong các phát biểu sau: Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của Sinh giới. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. Điều hòa không khí. Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp? 2 3 4 5 Câu 4: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? Tích lũy năng lượng. Tạo chất hữu cơ. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. Điều hòa không khí. Hướng dẫn về nhà: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/39 Đọc mục em có biết SGK/39 Chuẩn bị bài 9: “Quang hợp ở các nhóm thực vật , và CAM” Giáo sinh: Trương Nguyễn Hoàng Anh MSSV: 1510484 TRƯỜNG PT DTNT TỈNH LÂM ĐỒNG