Bước tới nội dung

Vĩnh Liễn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đoan Tuệ Hoàng thái tử
端慧皇太子
Hoàng thái tử Đại Thanh
Hoàng thái tử Đại Thanh
Tại vị1 tháng 1 năm 1736 - 23 tháng 11 năm 1738
(2 năm, 326 ngày)
Tiền nhiệmDận Nhưng
Kế nhiệmNhân Tông Duệ Hoàng đế
Thông tin chung
Sinh(1730-08-09)9 tháng 8, 1730
Mất23 tháng 11, 1738(1738-11-23) (8 tuổi)
An táng11 tháng 12, 1743
Đoan Tuệ Hoàng thái tử viên tẩm (端慧皇太子园寝)
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La·Vĩnh Liễn (爱新觉罗·永琏)
Thụy hiệu
Đoan Tuệ Hoàng thái tử
(端慧皇太子)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Cao Tông
Thân mẫuHiếu Hiền Thuần Hoàng hậu

Đoan Tuệ Hoàng thái tử (chữ Hán: 端慧皇太子; 9 tháng 8, năm 173023 tháng 11, năm 1738), Ái Tân Giác La, là vị Hoàng tử thứ 2 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Vì có thân phận Đích trưởng tử, Vĩnh Liễn được Càn Long Đế thập phần thương yêu. Theo tự thuật của Càn Long Đế, vào ngay năm Càn Long nguyên niên (1736), Vĩnh Liễn đã được bí mật chọn làm Trữ quân.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tử Vĩnh Liễn sinh vào giờ Thân, ngày 26 tháng 6 (âm lịch) vào năm Ung Chính thứ 8 (1730), là con trai thứ 2 của Thanh Cao Tông và là con trai đầu của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Ông là anh ruột của Cố Luân Hòa Kính công chúa và Triết Thân vương Vĩnh Tông.

Là một Hoàng tử sáng dạ, Vĩnh Liễn rất được Càn Long Đế yêu quý, cái tên Vĩnh Liễn của Hoàng tử là do đích thân Thanh Thế Tông Ung Chính Đế ban cho, hàm ý "Kế thừa tông khí". Theo tự nhận của Càn Long Đế, thì vào năm Càn Long nguyên niên (1736) đã bí mật chỉ định Vĩnh Liễn làm Hoàng thái tử kế vị. Tuy được Càn Long Đế yêu thương và kì vọng, Hoàng tử Vĩnh Liễn lại "ngẫu nhiên mắc phong hàn", sau đó chết yểu vào giờ Tỵ, ngày 12 tháng 10 (âm lịch) năm Càn Long thứ 3 (1738). Khi ấy Vĩnh Liễn mới lên 8 tuổi.

Càn Long Đế rất đau buồn trước sự ra đi của Đích tử, dụ rằng[1]:

Sau đó, Hoàng tử Vĩnh Liễn được ban thụy hiệuĐoan Tuệ Hoàng thái tử (端慧皇太子), là vị Thái tử duy nhất được truy phong của nhà Thanh. Lễ tang của Hoàng thái tử hết sức long trọng, Hoàng đế còn ra ý chỉ úy kị chữ "Liễn" trong tên của Thái tử, khi tang lễ diễn ra thì đích thân Càn Long Đế nhiều lần đến tế rượu[2].

Lăng tẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 8 (1743), ngày 11 tháng 12, kim quan của Đoan Tuệ Hoàng thái tử chính thức được đưa vào khuôn viên lăng tẩm riêng của mình, đó là Đoan Tuệ Hoàng thái tử viên tẩm (端慧皇太子园寝), thuộc Chu Hoa sơn (朱华山) ở Mãn tộc hương, vùng Kế Châu, Thiên Tân[3].

Trong số 12 tòa lăng của Hoàng đế, 7 tòa của Hoàng hậu và vô số viên tẩm của thành viên Hoàng gia nhà Thanh, chỉ có duy nhất một lăng tẩm dành cho Hoàng thái tử, chính là Đoan Tuệ Hoàng thái tử viên tẩm. Khi xác định xây viên tẩm cho Thái tử, Càn Long Đế huy động hơn 3000 lượng bạc trắng để xây dựng viên tẩm khang trang cho vị Thái tử yểu mệnh của ông. Trong các viên tẩm dành cho Hoàng tử nhà Thanh, thì viên tẩm của Đoan Tuệ Hoàng thái tử được đánh giá là quy mô hoàn thiện và cao cấp nhất. Bên cạnh đó, việc tế ở viên tẩm của Đoan Tuệ Hoàng thái tử cũng được Càn Long Đế ưu ái, vì lăng của Đế - Hậu vào những ngày tết Thanh Minh, tết Trung nguyên, Đông chí đều khâm mệnh vương đại thần thân đến tế, còn các viên tẩm của bất kì người nào khác đều không được vượt. Tuy nhiên, Càn Long Đế lại đặc biệt dùng tất cả nghi lễ tế viên lăng cho viên tẩm của Đoan Tuệ Hoàng thái tử, cho thấy sự sủng ái vượt bậc mà Càn Long dành cho con trai xấu số[4].

Đặc biệt, khi Gia Khánh Đế được lập làm Hoàng thái tử, tiến hành kế thừa đại thống, Càn Long Thái Thượng hoàng đã bắt Tân đế phải hành lễ trước mộ của Đoan Tuệ Hoàng thái tử, dùng lý do là:"Đoan Tuệ Hoàng thái tử khi trước đã được bí mật lập làm Trữ quân, đã có danh phận, rất xứng đáng được (Tân đế) hành lễ quỳ khấu, nhưng không được dùng tư cách em trai bái tế anh lớn" (端慧皇太子先曾密立。已有名分,应行叩跪之礼,非因以弟拜兄). Sự việc này được ghi lại trong Thực lục, cũng ghi chép vào điển lễ của Thanh triều[5].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《清史稿 列傳八 諸王七》端慧太子永璉,高宗第二子。乾隆三年十月,殤,年九歲。十一月,諭曰:“永璉乃皇后所生,朕之嫡子,聰明貴重,氣宇不凡。皇考命名,隱示承宗器之意。朕御極後,恪守成式,親書密旨,召諸大臣藏於乾清宮“正大光明”榜後,是雖未冊立,已命為皇太子矣。今既薨逝,一切典禮用皇太子儀注行。”旋冊贈皇太子,諡端慧。
  2. ^ 《清史稿 志六十八 礼十二》 - 皇太子皇子及皇子福晋丧仪皇太子丧仪,有清家法,不立储贰。至乾隆三年,皇次子永琏薨。高宗谕曰:“永琏为朕嫡子,虽未册立,已定建储大计,其典礼应视皇太子行。”礼臣奏言:“皇太子丧礼,会典未载。旧制,冲龄薨,不成服。今议,皇帝素服,辍朝七日。若亲临奠醊,冠摘缨。典丧大臣、奏遣之王公暨皇太子侍从官咸成服,内务府佐领、内管领下护军、骁骑校等成服,以六百人为率,并初祭日除。直省官奉文日,咸摘冠缨素服三日,停嫁娶、辍音乐,京师四十日,外省半之。幼殇例无引幡,今请依雍正时怀亲王丧仪,引幡仍用。外籓额驸、王、公、台吉、公主、福晋、郡主服内来京,男摘冠缨,女去首饰。朝鲜使臣素服七日。金棺用桐木。”启奠帝亲祭酒,奉移亲视送。礼部长官祭轝。初祭内外会集,帝至殡殿奠酒三爵,每奠众一拜,是日除服剃发。将册谥,先期遣告太庙后殿、奉先殿,谥曰端慧。礼成。礼部颁行各省,并牒朝鲜国王,文到率百官素服,军民罢嫁娶、音乐各三日。八年,葬朱华山园寝。
  3. ^ 《蓟州志》:“在州东三十里,内有端慧皇太子园寝。”
  4. ^ 《清史稿 高宗本纪》 - 乾隆三年(冬十月)辛卯,皇次子永琏薨,辍朝五日,以御极后,亲书永琏为皇太子密旨,一切典礼如皇太子仪。丁酉,谥皇太子永琏为端慧皇太子。 壬寅,上幸田村,奠端慧皇太子。乾隆四年(十月)甲申,端慧皇太子周年,上幸田村奠酒。乾隆八年(十二月)乙卯,赈山东陵县等十二州县卫旱灾。葬端慧皇太子于朱华山寝园。
  5. ^ 嘉庆九年。甲子。八月。谕内阁、我朝定鼎之初。本未有建储之典。自皇曾祖圣祖仁皇帝始立理密亲王为皇太子。嗣因缘事即未建立。我皇祖世宗宪皇帝皇考高宗纯皇帝皆密膺<闲>在肇承神器。迨朕兄端慧皇太子、仰蒙皇考恩慈。因为皇妣孝贤纯皇后所出。以嫡以贤。特行密立。只以无禄。不获永年。命以皇太子典礼祭葬。自后未经续议建储。迨乾隆癸巳南郊大祀。朕荷皇考眷顾洪恩。始以朕名默告于天祖。然亦未蒙宣示。直至乾隆六十年、将行授玺典礼。于九月初三日、颁发明诏。立朕为皇太子。仰承付托获缵鸿图。是我朝皇太子之定名而正位者。自朕躬始。尔时敕立礼成。即奉命祗谒东陵西陵。并诣端慧皇太子园寝酹奠。当蒙皇考谕以端慧皇太子先曾密立。已有名分。应行叩跪之礼。非因以弟拜兄。训示周详。祗承无斁。今朕绍登大宝。自当别定礼仪。前据礼部等衙门奏、请行赐奠之礼。若照所议行。则当坐而奠酒。朕心究有不安。著于享殿外、陈设高几奠池。朕立奠三爵。随从行礼之大臣官员、于朕每奠一爵。行一叩礼。该衙门即遵照豫备。此乃礼缘义起。因时定制。著将此次举行仪注。纂入会典。俾亿万世子孙、有可仿而行之者。数典不忘。得所遵守焉。