Toki Pona
Toki Pona | |
---|---|
toki pona | |
Phát âm | [ˈtoki ˈpona] |
Thời điểm | 2001 |
Tổng số người nói | vài ngàn (2015),[1] chừng 400 trên Amikumu (2019)[2] |
Thể loại (mục đích) | ngôn ngữ được xây dựng, mang yếu tố ngôn ngữ cá nhân và ngôn ngữ triết học |
Hệ chữ viết | Latinh; "sitelen pona" (tượng hình); "sitelen sitelen" (tượng hình với yếu tố bảng chữ cái để thể hiện từ ngoại lại) |
Thể loại (nguồn) | ngôn ngữ a posteriori, mang yếu tố từ vựng tiếng Anh, Tok Pisin, tiếng Phần Lan, tiếng Gruzia, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp Acadie, Esperanto, tiếng Croatia, tiếng Trung |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | tok |
Glottolog | Không có |
Toki Pona là một ngôn ngữ được xây dựng thiểu đơn lập, do nhà ngôn ngữ học và dịch giả Canada Sonja Lang sáng tạo[3][4] làm một ngôn ngữ triết học nhằm đơn giản hóa ý nghĩ và giao tiếp.[4][5] Nó xuất hiện lần đầu trên mạng năm 2001 dưới dạng dự bản,[6] rồi dưới dạng hoàn chỉnh trong cuốn Toki Pona: The Language of Good năm 2014. Một cộng đồng nhỏ người nói ngôn ngữ này hình thành vào đầu thập niên 2000, rồi từ đó ngày một phát triển,[7] nhất là sau khi cuốn sách chính thức ra mắt. Hầu hết hoạt động diễn ra trên diễn đàn trực tuyến, trên mạng xã hội, trong các trang mạng khác, dù đã có một số buổi gặp mặt xảy ra trong mấy năm gần đây.
Một tâm đích chính của Toki Pona là sự tối giản.[8] Giống pidgin, nó tập trung vào khái niệm, yếu tố đơn giản mà mọi nền văn hóa đều có. Lang xây dựng Toki Pona làm ngôn ngữ diễn đạt tối đa ý nghĩa với tối thiểu sự phức tạp cũng như để lan truyền suy nghĩ tích cực.[9] Ngôn ngữ này có 137 gốc từ và 14 âm vị chọn ra để mọi người nói từ mọi nơi đều dễ dàng thích ứng. Dù không tạo ra làm ngôn ngữ hỗ trợ quốc tế,[10] nó vẫn có thể đóng vai trò đó.[11] Do ảnh hưởng Đạo gia, ngôn ngữ này được sinh ra để giúp người dùng tập trung vào cái cốt lõi, lược bỏ đi sự phức tạp sản sinh trong quá trình suy nghĩ.[12][13][14][15] Mặc cho khối từ vựng nhỏ, người nói vẫn thông hiểu, giao tiếp được với nhau, dựa trên văn cảnh và sự kết hợp từ để đạt để nghĩa mong muốn.[12][16]
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Tên ngôn ngữ này ghép từ từ toki (ngôn ngữ) (xuất phát từ tok Tok Pisin, chính nó lại bắt nguồn từ talk (nói) tiếng Anh) với pona (tốt) (lấy từ bona (tốt) Esperanto,[17] lại từ bonus tiếng Latinh).[18][19]
Âm vị học và số liệu
[sửa | sửa mã nguồn]Kho âm vị
[sửa | sửa mã nguồn]Toki Pona có chín phụ âm (/p, t, k, s, m, n, l, j, w/) và năm nguyên âm (/a, e, i, o, u/). Nếu từ đa âm tiết thì âm tiết đầu được nhấn. Không có nguyên âm đôi, sự phân biệt độ dài nguyên âm, cụm phụ âm và thanh điệu.[16]
Phụ âm | Môi | Lưỡi trước | Lưng lưỡi |
---|---|---|---|
Mũi | m | n | |
Tắc | p | t | k |
Xát | s | ||
Tiếp cận | w | l | j |
Nguyên âm | Trước | Sau |
---|---|---|
Đóng | i | u |
Vừa | e | o |
Mở | a |
Sự phân bổ
[sửa | sửa mã nguồn]Sự phân bổ nguyên âm khá tiêu biểu cho ngôn ngữ nói chung. Chỉ tính gốc từ, /a/ có tần suất 32%, /i/ là 25%, /e/ và /o/ đều hơn 15%, còn 10% là /u/. 20% gốc từ bắt đầu bằng nguyên âm. Tần suất trong một văn bản mẫu nặng 10kB chênh lệch chút: 34% /a/, 30% /i/, 15% /e/ và /o/, 6% /u/.[20]
Trong số phụ âm đầu, /l/ thường gặp nhất (20%); /k, s, p/ hơn 10%, rồi đến âm mũi /m, n/ (không tính N cuối từ), ít gặp nhất, mỗi âm chừng 5%, là /t, w, j/.
Tần suất /l/ cao và tần suất /t/ thấp khá khác thường nếu so với ngôn ngữ tự nhiên.[16] Việc /l/ có mặt trong hư từ la, li, ala nghĩa là tần suất trong văn bản có lẽ còn cao hơn.
Cấu trúc âm tiết
[sửa | sửa mã nguồn]Âm tiết có dạng (C)V(N), tức phụ âm đầu nếu có + nguyên âm + âm mũi cuối nếu có, hay V, CV, VN, CVN. Như hầu hết ngôn ngữ, CV là loại phụ âm phổ biến nhất, đạt 75%. Âm tiết kiểu V và CVN đạt độ 10%, còn chỉ năm từ 5 có âm tiết kiểu VN (2% âm tiết).[16]
Đa số gốc từ (70%) đôi âm tiết; chừng 20% đơn âm tiết và 10% có ba âm tiết. Đây là tỉ lệ thường gặp, tương tự với trong các ngôn ngữ Polynesia.[16]
Chữ viết
[sửa | sửa mã nguồn]14 chữ cái Latinh, a e i j k l m n o p s t u w, được vận dụng để viết Toki Pona. Chúng có cùng giá trị với các âm trong bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế (IPA):[21] j đọc giống y tiếng Anh, nguyên âm giống cách đọc trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Gốc từ Toki Pona luôn được viết bằng chữ thường, dẫu chúng có đứng đầu câu đi nữa.[22]
Hai hệ chữ tượng hình, sitelen pona và sitelen sitelen, sau đó được thiết kế, giới thiệu trong cuốn Toki Pona: The Language of Good. Sitelen pona là phát kiến của Lang, với mỗi chữ thể hiện một từ. Ký hiệu thể hiện tính từ đơn có thể nằm trong hay trên ký tự đại diện cho từ mà nó bổ nghĩa.[23] Cụm từ "toki pona" (trong hộp thông tin đầu bài) được viết bằng sitelen pona, với kí tự cho pona được viết bên trong kí tự cho toki.
Hệ thống ra đời sau, sitelen sitelen, do Jonathan Gabel sáng chế. Nó phức tạp hơn còn về phần nhìn thì trông giống chữ Maya. Đây là một hệ chữ với hai cách thức thể hiện từ: mỗi ký tự thể hiện một từ, và ký tự thể hiện âm tiết, kết hợp tự vị để thể hiện hình vị.[24]
Thêm vào đó, cộng đồng Toki Pona còn dùng vài hệ chữ nữa để viết thứ tiếng này, ví dụ Hangul, chữ Ả Rập và Tengwar (của J. R. R. Tolkien).[16][25]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lucas, Jamie (ngày 22 tháng 11 năm 2015). “Psych 256: Cognitive Psychology FA 15 – Speak now”. PennState. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2019.
- ^ “ISO – Websites and apps with a Toki Pona interface”. Wikipesija. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019.
- ^ Roberts, Siobhan (ngày 9 tháng 7 năm 2007). “Canadian has people talking about lingo she created”. The Globe and Mail (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2017.
- ^ a b Dance, Amber (ngày 24 tháng 8 năm 2007). “In their own words – literally / Babel's modern architects”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ Sunderarajan, Badri (ngày 17 tháng 12 năm 2017). “The Littlest Language”. Snipette. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2019.
- ^ Thomas, Simon (ngày 27 tháng 3 năm 2018). “Exploring Toki Pona: do we need more than 120 words?”. Oxford Dictionaries. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2019.
- ^ Јовановић, Тијана (Tiyana Yovanovich) (ngày 15 tháng 12 năm 2006). “Вештачки језици” [Artificial languages]. Политикин Забавник (Politikin Zabavnik) (bằng tiếng Serbia) (2862). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2022.
- ^ Sunderarajan, Badri (ngày 16 tháng 12 năm 2017). “The Littlest Language: What you speak is what you think. Or is it the other way round?”. Medium. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
- ^ Okrent, Arika (2009). “The Klingons, the Conlangers, and the Art of Language – 26. The Secret Vice”. In the Land of Invented Languages. New York: Spiegel & Grau. ISBN 978-0-385-52788-0.
- ^ Malmkjær, Kirsten (2010). “Artificial languages”. The Routledge Linguistics Encyclopedia (ấn bản thứ 3). New York: Routledge. tr. 34. ISBN 9780415424325. OCLC 656296619.
- ^ “Toki Pona”. Langmaker. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ a b Clifford, John (ngày 22 tháng 3 năm 2011). “Introduction (draft)”. nimi pi toki pona. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
- ^ Lang, Sonja. “"Why Toki Pona?"”. lipu pi jan Pije. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2017.
Toki Pona follows the principles of Taoism, which advocates a simple, honest life and noninterference with the course of natural events.
- ^ Morin, Roc (ngày 5 tháng 7 năm 2015). “How to Say Everything in a Hundred-Word Language”. The Atlantic. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2019.
- ^ Rogers, Steven D. (2011). “Part I: Made-Up Languages – Toki pona”. A Dictionary of Made-Up Languages. United States of America: Adams Media. ISBN 978-1440528170.
- ^ a b c d e f Blahuš, Marek (tháng 11 năm 2011). Fiedler, Sabine (biên tập). “Toki Pona: eine minimalistische Plansprache” [Toki Pona: A Minimalistic Planned Language] (PDF). Interlinguistische Informationen (bằng tiếng Đức). Berlin. 18: 51–55. ISSN 1432-3567.
- ^ “Toki Pona Word Origins”. UC Team. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2019.
- ^ jansegers (ngày 17 tháng 9 năm 2018). “Toki Pona Root Word Etymology Page”. Plume – Toki Pona: a conlang and its speakers. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2019.
- ^ “bona – Esperanto”. Wiktionary. ngày 12 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Phoneme frequency table / Ofteco de fonemoj”. lipu pi toki pona pi jan Jakopo. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2007.
- ^ “Updated jan Pije's lessons/Lesson 2 Pronunciation - Wikibooks, open books for an open world”. Wikibooks. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Toki Pona”. Omniglot: the online encyclopedia of writing systems & languages. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2019.
- ^ Knight, Bryant (ngày 31 tháng 8 năm 2017). “Toki Pona Hieroglyphs”. lipu pi jan Pije. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Sitelen”. Omniglot: the online encyclopedia of writing systems & languages. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2019.
- ^ “ISO – Writing systems”. Wikipesija. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2019.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Lang, Sonja (2014). Toki Pona: The Language of Good. Tawhid. ISBN 978-0978292300. OCLC 921253340.
- Lang, Sonja (2016). Toki Pona: la langue du bien (bằng tiếng Pháp). Tawhid. ISBN 978-0978292355.
- Cardenas, Eliazar Parra (2013). Toki pona en 76 ilustritaj lecionoj [Toki Pona in 76 illustrated lessons] (bằng tiếng Esperanto). Blahuš, Marek biên dịch. ISBN 978-80-89366-20-0.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website chính thức Trang web của tác giả.
- Từ điển Toki Pona Lưu trữ 2020-03-20 tại Wayback Machine
- Bài học của Bryant Knight (jan Pije) Lưu trữ 2019-05-12 tại Wayback Machine
- Bài học của Robert Warnke (jan Lope)
- ISO Một trang Wikia với liên kết tới trang web liên quan đến Toki Pona.