Bước tới nội dung

Tiếng Luba-Kasai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Luba-Kasai
Ciluba
Sử dụng tạiCộng hoà Dân chủ Congo
Khu vựcKasai
Tổng số người nói6,3 triệu người (thời điểm 1991)
Dân tộcBaluba-Kasai (Bena-kasai)
Phân loạiNiger-Congo
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Cộng hoà Dân chủ Congo (ngôn ngữ quốc gia)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2lua
ISO 639-3lua
Glottologluba1249[1]
L.31[2]
Pidgin Chiluba
Sử dụng tạiDR Congo
Tổng số người nóinone
Phân loạiLuba-based pidgin
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3Không
GlottologKhông có
L.30A[2]

Tiếng Luba-Kasai, còn gọi là tiếng Luba Tây, (nội danh: Ciluba/Tshiluba,[3]) là một ngôn ngữ Bantu (khu L) miền Trung Phi, và là một ngôn ngữ quốc gia của Cộng hoà Dân chủ Congo, cùng với tiếng Lingala, Swahili, và Kongo.

Phương ngữ Đông nói ở Kasai-Oriental và phương ngữ Tây nói ở Kasai-Occidental có nhiều điểm khác biệt nhau. Theo Ethnologue, có 6,3 triệu người nói tiếng Luba-Kasai vào thời điểm 1991.

Trong số ngôn ngữ Bantu khu L, tiếng Luba-Kasai là thành viên của một nhóm gọi là "Luba", cùng với tiếng Kaonde (L40), tiếng Kete (L20), tiếng Kanyok, tiếng Luba-Katanga (KiLuba), tiếng Sanga, tiếng Zelatiếng Bangubangu.

Hệ chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Luba-Kasai được viết bằng bảng chữ cái Latinh, có thêm các chữ ghép ng, ny, sh nhưng bỏ đi q, r, x:[4]

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Luba-Kasai có 5 nguyên âm: /a, e, i, o, u/.

Dưới là bảng phụ âm tiếng Luba-Kasai.

Đôi môi Môi-
răng
Chân răng Sau
chân răng
Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc vô thanh p t k
hữu thanh b d
Tắc xát
Xát vô thanh f s ʃ h
hữu thanh v z ʒ
Mũi m n ɲ ŋ
Tiếp cận l j w

/p/ có thể trở thành [ɸ]. Khi /d/ đứng trước /i/, nó có thể được phát âm là [dʒ].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Luba-Lulua”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Jouni Filip Maho, 2009. New Updated Guthrie List Online
  3. ^ tiền tố tshi/ci mang nghĩa "ngôn ngữ/tiếng"
  4. ^ “Tshiluba language and alphabet”. www.omniglot.com. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2017.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Stappers, Leo. Tonologische bijdrage tot de studie van het werkwoord in het tshiluba. 1949. Mémoires (Institut royal colonial belge. Section des sciences morales et politiques). Collection in-8o; t. 18, fasc. 4.
  • de Schryver, Gilles-Maurice. Cilubà Phonetics: Proposals for a 'Corpus-Based Phonetics from Below' Approach. 1999. Research Centre of African Languages and Literatures, University of Ghent.
  • DeClercq, P. Grammaire de la langue des bena-lulua. 1897. Polleunis et Ceuterick.
  • Kabuta, Ngo. Loanwords in Cilubà. 2012. University of Ghent, Belgium.
  • Willems, Em. Het Tshiluba van Kasayi voor beginnelingen. 1943. Sint Norbertus.

= Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]