Bước tới nội dung

Tủy răng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tủy răng
Mặt cắt răng cửa người
Định danh
MeSHD003782
TAA05.1.03.051
FMA55631
Thuật ngữ giải phẫu

Tủy răng là phần trung tâm của răng tạo bởi các mô liên kết và nguyên bào ngà. Tủy răng là một phần của phức hợp ngà - tủy răng.[1] Sức sống của phức hợp ngà - tủy răng, cả khi khỏe mạnh và sau tổn thương, phụ thuộc vào hoạt động của các tế bào tủy răng và quá trình truyền tín hiệu điều hòa biểu hiện tế bào.[2][3][4][5][6][7][8]

Giải phẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tủy răng có chứa bó mạch thần kinh ở tất cả các răng, cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Tủy răng bao gồm một buồng tủy trung tâm, các sừng tủy và các cuống tủy. Phần lớn tủy nằm ở buồng tủy, nằm trong và có hình dạng tương tự như thân răng.[2] Do quá trình tạo ngà răng liên tục diễn ra, càng nhiều tuổi, buồng tủy càng nhỏ hơn. Tuy nhiên hiện tượng này không xảy ra đồng đều mà ở sàng nhanh hơn ở trần và các thành bên.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng chủ yếu của tủy răng là tạo ngà răng (nhờ các nguyên bào ngà).

Các chức năng khác bao gồm:

Cung cấp dinh dưỡng: tủy răng chứa các thành phần dinh dưỡng xung quanh mô khoáng giúp cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng;

Bảo vệ/nhận cảm: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp lực hoặc chấn thương lên ngà hoặc tủy đều gây đau;

Bù đắp: tạo chất thay thế hay ngà thứ ba (nhờ nguyên bào ngà);

Cấu tạo: các tế bào của tủy răng tạo ra ngà răng bao quanh và bảo vệ chính mô tủy răng.

Tủy bình thường

[sửa | sửa mã nguồn]

Tủy răng bình thường được các lớp men răng và ngà răng bảo vệ khỏi nhiễm khuẩn.

Biểu hiện tủy bình thường: -sống và đáp ứng bình thường với thử tủy -không có triệu chứng và không viêm -đáp ứng nhẹ với thử nghiệm nóng và lạnh - không kéo dài hơn 1 - 2 giây sau khi ngừng kích thích.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ a b Illustrated Dental Embryology, Histology, and Anatomy, Bath-Balogh and Fehrenbach, Elsevier, 2011, page 164.
  3. ^ James L. Gutmann, Paul E. Lovdahl (2011). Problem Solving in the Diagnosis of Odontogenic Pain in problem solving in endodontics (Fifth Edition).
  4. ^ Michaelson P, Holland G (2002). “Is pulpitis painful?”. International Endodontic Journal. 35 (10): 829–832. doi:10.1046/j.1365-2591.2002.00579.x.
  5. ^ Mian Iqbal, Sara Kim, Frank Yoon (tháng 5 năm 2007). “An Investigation Into Differential Diagnosis of Pulp and Periapical Pain: A PennEndo Database Study”. JOE. 33 (5): 548–551.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ “Endodontic diagnosis” (PDF). American Association of Endodontics. 2013.
  7. ^ Rocas I, Lima K, Assunca~o I, Gomes P, Bracks I, Siqueira J. “Advanced caries microbiota in teeth with irreversible pulpitis” (PDF). JOE. 49 (9).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  8. ^ Glickman G, Schweitzer J (2016). “universal classification in endodontic diagnosis”. Journal of Multidisciplinary Care.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]