Solar Impulse
Solar Impulse | |
---|---|
Solar Impulse 1 đáp xuống sân bay Brussels sau chuyến bay quốc tế đầu tiên vào ngày 13 tháng 5 năm 2011 | |
Kiểu | Máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời thử nghiệm |
Quốc gia chế tạo | Thụy Sĩ |
Hãng sản xuất | Solar Impulse |
Chuyến bay đầu tiên | 3 tháng 12 năm 2009 |
Số lượng sản xuất | 2 (bao gồm nguyên mẫu) |
Chi phí chương trình | $170 triệu[1] |
Solar Impulse là dự án thử nghiệm máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời trên quãng đường dài của Thụy Sĩ, và cũng là tên của hai chiếc máy bay của dự án này.[2] Nguồn tài chính cho dự án đóng góp bởi hai cá nhân: kỹ sư và doanh nhân người Thụy Sĩ André Borschberg và nhà tâm thần học và phi công Bertrand Piccard, người cũng từng lái Breitling Orbiter 3, khinh khí cầu đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất mà không dừng nghỉ.[3] Mục tiêu của dự án Solar Impulse là thực hiện chuyến bay vòng quanh Trái Đất đầu tiên bằng một máy bay cánh cố định chỉ sử dụng năng lượng Mặt Trời cũng như thu hút dư luận chú ý tới các công nghệ sử dụng năng lượng sạch.[4] Viết về những mục tiêu này, Mike Scott bình luận trên báo Forbes là: "Nếu chúng ta có thể bay vòng quanh Thế giới chỉ sử dụng năng lượng của Mặt Trời và các công nghệ tối ưu hóa cách sử dụng năng lượng hiệu quả, tiềm năng của các công nghệ năng lượng sạch cho những ứng dụng khác là rất lớn."[5]
Máy bay này là loại cánh 1 tầng (monoplane) có một chỗ ngồi và được cung cấp điện từ các tấm pin Mặt Trời; nó có thể tự cất cánh từ nguồn điện này. Nguyên mẫu đầu tiên, thường gọi là Solar Impulse 1, được thiết kế để có thể bay liên tục trong 36 tiếng.[6] Nó đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 12 năm 2009. Tháng 7 năm 2010, nó đã thực hiện bay một chu kỳ ngày đêm (diurnal cycle), bao gồm 9 tiếng bay ban đêm trong tổng cộng 26 giờ bay.[7] Piccard và Borschberg đã hoàn thành các chuyến bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời từ Thụy Sĩ tới Tây Ban Nha rồi tới Maroc trong năm 2012,[8] và đã thực hiện chuyến bay nhiều chặng trên lãnh thổ Hoa Kỳ vào năm 2013.[9][10]
Nguyên mẫu thứ hai, chế tạo xong vào năm 2014 và mang tên Solar Impulse 2, nó được gắn nhiều tấm pin Mặt Trời hơn cũng như mang theo động cơ mạnh hơn và những cải tiến kỹ thuật khác. Ngày 9 tháng 3 năm 2015, Piccard và Borschberg bắt đầu thực hiện chuyến bay vòng quanh Trái Đất bằng Solar Impulse 2, xuất phát từ Abu Dhabi ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.[11] Ban đầu dự định của chiếc máy bay sẽ trở lại Abu Dhabi vào tháng 8 năm 2015 sau chuyến hành trình vòng quanh Thế giới với nhiều chặng bay.[12] Đến tháng 6 năm 2015, máy bay đã bay qua châu Á,[13] và trong tháng 7 năm 2015, nó đã hoàn thành chặng bay dài nhất trong hành trình, từ Nhật Bản đến Hawaii.[14] Tuy nhiên, trong hành trình này, bộ tản nhiệt cho hai pin dự trữ đã bị hỏng và mất nhiều tháng để sửa chữa.[15] Solar Impulse 2 khôi phục lại hành trình bay vòng quanh Trái Đất vào tháng 4 năm 2016, khi nó bay tới California.[16][17] Nó tiếp tục bay qua Hoa Kỳ và tới thành phố New York vào tháng 6 năm 2016.[18] Cuối tháng này, nó đã bay qua Đại Tây Dương để đến Tây Ban Nha.[19] Nó bay tiếp tới Ai Cập[20] và cuối cùng trở lại Abu Dhabi vào ngày 26 tháng 7 năm 2016, hoàn thành chặng đường xấp xỉ 42.000 kilomet vòng quanh Trái Đất trong thời gian trên 16 tháng.[21]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Máy bay điện
- Danh sách các chuyến hành trình vòng quanh Trái Đất
- Thiết bị chạy bằng năng lượng Mặt Trời
- Các thiết bị chạy bằng năng lượng Mặt Trời khác
- Gossamer Penguin
- Helios Prototype
- QinetiQ Zephyr
- Solar Challenger
- Tûranor PlanetSolar, tàu chạy bằng năng lượng Mặt Trời đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất
- Các kỷ lục
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Piccard, Bertrand (ngày 11 tháng 7 năm 2016). “How to raise $170 million for a crazy idea”.
- ^ Cardwell, Diane (ngày 1 tháng 5 năm 2013). “Cross-Country Solar Plane Expedition Set for Takeoff”. New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013.
- ^ “A Speck in the Sky”. The New York Times. ngày 21 tháng 3 năm 1999. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
- ^ Div, Stav. "Solar Impulse 2: The groundbreaking aircraft demonstrating the possibilities of clean energy", The Independent, ngày 2 tháng 6 năm 2016
- ^ Scott, Mike. "Solar Plane Takes to the Skies Again to Display Clean Energy's Power Potential", Forbes, ngày 21 tháng 4 năm 2016
- ^ Solar Impulse Project. “HB-SIA Mission”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009.
- ^ "Swiss solar plane makes history with night flight" Lưu trữ 2010-07-10 tại Wayback Machine. Swisster. ngày 8 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Solar plane completes maiden intercontinental trip”. Reuters. ngày 5 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Across America”. Solar Impulse. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Solar Impulse ends cross-country US flight slightly early in NY due to torn left wing”. Engadget. ngày 6 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013.
- ^ Batrawy, Aya (ngày 9 tháng 3 năm 2015). “Solar-powered plane takes off for flight around the world”. Associated Press. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2015.
- ^ Al Wasmi, Naser (ngày 25 tháng 9 năm 2014). “Pilots to take off from Abu Dhabi for historic solar-powered flight”. The National. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
- ^ "Leg 7: Nanjing to Nagoya", Solar Impulse, accessed ngày 29 tháng 7 năm 2015; "Solar Impulse touches down on unscheduled Japan stop", The Sun Daily (Malaysia), ngày 2 tháng 6 năm 2015
- ^ Archangel, Amber. "Solar Impulse Sets World Record: 117 Hours & 52 Minutes – Longest Solo Flight Ever", CleanTechnica.com, ngày 6 tháng 7 năm 2015
- ^ Al Wasmi, Naser. "After months-long hiatus, Solar Impulse 2 gets set to fly again", The National, ngày 11 tháng 3 năm 2016
- ^ Amos, Jonathan (ngày 21 tháng 4 năm 2016). “Solar Impulse sets off for California after long lay-off”. BBC.
- ^ Berger, Noah. "Solar-powered plane completes journey across Pacific Ocean" Lưu trữ 2016-05-07 tại Wayback Machine, The Charlotte Observer, ngày 24 tháng 4 năm 2016
- ^ Rice, Doyle. "Solar Impulse 2 lands in New York City, final U.S. destination", USA Today, ngày 11 tháng 6 năm 2016
- ^ Amos, Jonathan. "Solar Impulse completes Atlantic crossing with landing in Seville", BBC, ngày 23 tháng 6 năm 2016
- ^ Amos, Jonathan. "Solar Impulse: Zero-fuel plane lands in Cairo", BBC News, ngày 13 tháng 7 năm 2016
- ^ "Solar Impulse completes historic round-the-world trip", BBC News, ngày 26 tháng 7 năm 2016
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Official website and YouTube channel
- "Bertrand Piccard's solar-powered adventure" – lecture at TED (17 min). July 2009
- "Record-attempting solar powered plane's first 'hop'". BBC. ngày 4 tháng 12 năm 2009
- "Solar Impulse plane starts 24-hour test flight". BBC. ngày 7 tháng 7 năm 2010
- "How does Solar Impulse work?" How It Works. ngày 13 tháng 5 năm 2011
- "Solar-powered plane aims to fly around the world". 60 Minutes. CBS News. December 2012
- "10 Incredible Photos of Solar Impulse 2’s Flight Around the World", EcoWatch. ngày 24 tháng 6 năm 2016