Bước tới nội dung

Roy Orbison

Nghe bài viết này
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Roy Orbison
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhRoy Kelton Orbison
Sinh(1936-04-23)23 tháng 4, 1936
Vernon, Texas, Mỹ
Mất6 tháng 12, 1988(1988-12-06) (52 tuổi)
Madison, Tennessee, Mỹ
Nguyên nhân mấtNhồi máu cơ tim
Thể loạiRock & roll, rockabilly, nhạc đồng quê
Nghề nghiệpNhạc sĩ, ca sĩ
Nhạc cụHát, guitar, harmonica
Năm hoạt động1953–1988
Hãng đĩaSun, Monument, MGM, London, Mercury/PolyGram, Asylum, Virgin/EMI Records
Hợp tác vớiTraveling Wilburys, Teen Kings, The Wink Westerners, Class of '55
Websitehttps://www.royorbison.com

Roy Kelton Orbison (sinh ngày 23 tháng 4 năm 1936, mất ngày 6 tháng 12 năm 1988) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, được biết tới nhiều nhất qua chất giọng ấm đặc biệt cùng với đó là những sáng tác vô cùng cầu kỳ và một chất nhạc ballad đầy bi quan. Orbison sinh ra ở Texas và tham gia vào một ban nhạc chơi rockabilly/đồng quê ở trường trung học để rồi sau đó được hãng Sun RecordsMemphis ký hợp đồng. Những thành công lớn nhất tới với ông khi ông chuyển qua hợp tác với Monument Records từ năm 1960-1964 với 20 ca khúc nằm trong Top 40 của Billboard, trong đó có những tuyệt phẩm như "Only the Lonely", "Crying", và nhất là "Oh, Pretty Woman". Sự nghiệp của Orbison có những nốt trầm trong thập niên 70, song rất nhiều bản hát lại, điển hình là ca khúc "In Dreams" trong bộ phim Blue Velvet của David Lynch đã đưa ông trở lại vào những năm 80. Năm 1988, ông tham gia vào siêu ban nhạc Traveling Wilburys cùng George Harrison, Bob Dylan, Jeff LynneTom Petty và ra mắt 1 album tương đối thành công. Orbison đột ngột qua đời vào tháng 12 cùng năm sau một cơn đau tim, ngay khi đang ở đỉnh cao của con đường trở lại với công chúng. Cuộc đời ông là một chuỗi những bi kịch, với việc người vợ đầu tiên cũng như hai người con trai lớn nhất của ông đều qua đời bởi những vụ tai nạn khác nhau.

Roy Orbison vốn có giọng baritone, nhưng những người từng tiếp xúc với ông cho rằng ông có tận 3-4 quãng tám[1]. Sự kết hợp giữa chất giọng của ông cùng với những giai điệu phức tạp đã khiến người hâm mộ gọi ông là "Caruso của nhạc Rock"[2][gc 1]. Elvis PresleyBono đều cho rằng giọng của ông là chất giọng đặc biệt và xuất sắc nhất mà họ từng biết. Trong khi hầu hết những ngôi sao của nhạc rock 'n' roll thập niên 50 và 60 đều cố gắng thể hiện sự nam tính của mình thì Orbison thường chìm đắm giai điệu trong sự ẩn dật, thất vọng. Ông cũng được biết đến khi nhiều lúc đứng yên và riêng rẽ trong khi trình diễn, mặc quần áo màu đen và kính râm để tạo nên một cung cách bí ẩn cho tính cách của mình.

Năm 1987, Orbison có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll qua lời dẫn của một người hâm mộ lâu năm, Bruce Springsteen. Cùng năm ông cũng có tên trong Đại sảnh Danh vọng của các nhạc sĩ Nashville và Đại sảnh Danh vọng của các nhạc sĩ 2 năm sau đó. Tạp chí Rolling Stone xếp ông ở vị trí số 37 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất và thứ 13 trong danh sách 100 Ca sĩ vĩ đại nhất[3]. Năm 2002, tạp chí Billboard xếp ông ở vị trí số 74 trong danh sách 600 nghệ sĩ thu âm vĩ đại nhất[4].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ O'Grady, Terence J. (February 2000). "Orbison, Roy", American National Biography Online. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2009
  2. ^ Amburn, p. 97.
  3. ^ 100 Greatest Singers of All Time: Roy Orbison Lưu trữ 2015-12-29 tại Wayback Machine, Rolling Stone website (2009). Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ Whitburn (2002), p. 524.
Ghi chú
  1. ^ Việc so sánh giọng của Orbison với giọng opera đều đã từng được Bob Dylan, Tom Waits, và Will Jennings trình bày. (Lehman, p. 21.)

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
Nghe bài viết này
(2 parts, 18 phút)
Icon Wikipedia được đọc ra
Các tệp âm thanh này được tạo từ bản phiên bản sửa đổi bài viết ngày
Lỗi: không cung cấp được ngày tháng
và không phản ánh các chỉnh sửa tiếp theo.
  • Amburn, Ellis (1990). Dark Star: The Roy Orbison Story, Carol Publishing Group. ISBN 0-8184-0518-X
  • Brown, Tony; Kutner, Jon; Warwick, Neil (2000). Complete Book of the British Charts: Singles & Albums, Omnibus. ISBN 0-7119-7670-8
  • Clayson, Alan (1989). Only the Lonely: Roy Orbison's Life and Legacy, St. Martin's Press. ISBN 0-312-03961-1
  • Clayton, Lawrence and Sprecht, Joe, (eds.) (2003). The Roots of Texas Music, Texas A&M University Press. ISBN 1-58544-997-0
  • Creswell, Toby (2006). 1001 Songs: The Greatest Songs of All Time and the Artists, Stories, and Secrets Behind Them, Thunder's Mouth Press. ISBN 1-56025-915-9
  • DeCurtis, Anthony; Henke, James (eds.) (1992). The Rolling Stone Illustrated History of Rock & Roll, Random House. ISBN 0-679-73728-6
  • Hoffman, Frank W., Ferstler, Howard (2005). Encyclopedia of Recorded Sound, Volume 1, CRC Press. ISBN 0-415-93835-X
  • Lehman, Peter (2003). Roy Orbison: The Invention of An Alternative Rock Masculinity, Temple University Press. ISBN 1-59213-037-2
  • Whitburn, Joel (2004). The Billboard Book of Top 40 Hits, Billboard Books. ISBN 0-8230-7499-4
  • Wolfe, Charles K., Akenson, James (eds.) (2000). Country Music Annual, Issue 1, University Press of Kentucky. ISBN 0-8131-0989-2
  • Zak, Albin (2010). "'Only The Lonely' – Roy Orbison's Sweet West Texas Style", pages 18–41 in John Covach and Mark Spicer Sounding Out Pop: Analytical Essays in Popular Music, University of Michigan Press. ISBN 0-472-03400-6

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]