Bước tới nội dung

Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đoàn 2
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Biểu trưng Quân đoàn 2
Quốc gia Việt Nam
Thành lập17 tháng 5 năm 1974; 50 năm trước (1974-05-17) - ngày 21 tháng 11 năm 2023 (Đã kết thúc hoạt động)
Quân chủngLục quân
Binh chủng hợp thành Bộ binh
Pháo phòng không
Tăng – Thiết giáp
Pháo binh
Công binh
Phân cấpQuân đoàn (Nhóm 4)
Nhiệm vụLực lượng cơ động
Quy mô30.000 quân
Bộ phận củaBộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ chỉ huyThị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang
Tên khácBinh đoàn Hương Giang
Khẩu hiệuThần tốc - Táo bạo - Quyết thắng
Tham chiếnChiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Tây Nguyên
Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 [1]
Chiến tranh biên giới Tây Nam [2]
Chỉ huy
Chỉ huy nổi bật

Quân đoàn 2, còn gọi là "Binh đoàn Hương Giang", là một quân đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam, tồn tại từ tháng 5 năm 1974 đến tháng 12 năm 2023.

Quân đoàn 2 là lực lượng tham gia nhiều chiến dịch nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, với các lực lượng trực thuộc Quân đoàn 2 như Sư đoàn 325, Sư đoàn 304 (đã được điều chuyển về Quân khu 2), Sư đoàn 306 (đã được điều chuyển về Quân khu 1), Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Lữ đoàn Phòng không 673, Lữ đoàn Pháo binh 164, Lữ đoàn Công binh 219 (đã sáp nhập vào lữ đoàn 575 Quân khu 1), Trung đoàn Thông tin 463. Quân đoàn 2 được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên Huế).[3] Tháng 12 năm 2023, Quân đoàn 2 và Quân đoàn 1 hợp lại thành Quân đoàn 12.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành hội nghị lần thứ 21, ra nghị quyết về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 10 năm 1973 Quân ủy Trung ươngBộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực, ngày 17 tháng 5 năm 1974, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Quân đoàn 2. Ngày 1 tháng 6 năm 1974, tại Ba Nang-Ba Lòng Quảng Trị (trụ sở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên), thượng tướng Song Hào Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công bố quyết định thành lập Quân đoàn. Theo đó, Bộ tư lệnh Quân đoàn gồm có: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy, Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh, Đại tá Nguyễn Công Trang - Phó Chính ủy.

Tổ chức cơ quan buổi đầu của quân đoàn gồm: Bộ Tham mưu (13 phòng) do thượng tá Bùi Công Ái làm Tham mưu trưởng. Cục Chính trị (9 phòng) do thượng tá Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm. Cục Hậu cần (10 phòng) do thượng tá Nguyễn Ngọc Thực làm Chủ nhiệm.

Đảng ủy quân đoàn gồm có: Lê Linh - bí thư; Hoàng Văn Thái - phó bí thư; Nguyễn Công Trang Phó bí thư; ủy viên Đảng ủy gồm có bốn người: Hoàng Đan, Bùi Công Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực.

Lực lượng Quân đoàn 2 những ngày đầu mới thành lập gồm ba Sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác. Khi tiến công dọc bờ biển, được tăng cường Sư đoàn 3 Sao Vàng.

Mùa xuân năm 1975, Quân đoàn tham gia chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng; tham gia chiến dịch Tây Nguyên. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh Quân đoàn đã đánh chiếm Dinh Độc Lập cắm cờ trên dinh và bắt sống nội các Việt Nam Cộng hòa [4]. Đại úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ chiến thắng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 trên nóc Dinh độc lập, còn đại úy Phạm Xuân Thệ bắt sống nội các VNCH.

Sư đoàn 3 đánh Vũng Tàu rồi được gọi ra bắc, phòng thủ biên giới ở Lạng Sơn. đội hình Quân đoàn 2 tổ chức lại, với các sư đoàn 325, 324, 306, 341 đánh Khmer Đỏ. Đầu năm 1979 khi quân đội Trung Quốc gây hấn, Bộ quốc phòng có kế hoạch dùng máy bay chở quân đoàn 2 ra bắc, nhưng đến nơi thì quân Trung Quốc vừa rút lui.

Ngày 29/11/2023, tại Ninh Bình, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tiếp nhận nguyên trạng các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 và Phân viện 5 (Bệnh viện 7, Quân khu 3) về Quân đoàn 12.

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

(Đã kết thúc hoạt động)

  • Tư lệnh:
  • Chính ủy:
  • Phó Tư lệnh TMT:
  • Phó Tư lệnh:
  • Phó Tư lệnh:
  • Phó Chính ủy:

Tổ chức Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[5] Tổ chức Đảng bộ trong Quân đoàn 2 theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Quân đoàn 2 là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư đoàn, Lữ đoàn và các đơn vị tương đương khác.
  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Điều tra hình sự
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật

Đơn vị trực thuộc Quân đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 8 năm 2023, sư đoàn 304 được điều chuyển nguyên trạng về Quân khu 2, sư đoàn 306 được điều chuyển nguyên trạng về Quân khu 1.[10]

Đơn vị trực thuộc Cục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiểu đoàn Thông tin 463, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn 1 Trinh sát đặc nhiệm, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn 2 Chỉ huy Pháo binh, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Vệ binh 46, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Hóa học, Bộ Tham mưu
  • Đại đội Tác chiến điện tử 36, Bộ Tham mưu
  • Bảo tàng Quân đoàn, Cục Chính trị
  • Xưởng In, Cục Chính trị
  • Tiểu đoàn Vận tải 32, Cục Hậu cần
  • Tiểu đoàn Sửa chữa 51, Cục Kỹ thuật[11]
  • Kho K291, Cục Kỹ thuật[12]

Tổ chức chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian
đảm nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Hoàng Văn Thái
(1920-2000)
1974-1975 Thiếu tướng (1975) Quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1986-1989)
2 Nguyễn Hữu An
(1926-1995)
1975-1979 Thiếu tướng (1974)
Trung tướng (1980)
Thượng tướng (1986)
Giám đốc Học viện Quốc phòng (1991-1995)
3 Nguyễn Chơn
(1927-2015)
1979-1982 Thiếu tướng (1979)
Trung tướng (1984)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1987-1994) Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (1970)
4 Bùi Công Ái 1983-1988 Thiếu tướng
5 Nguyễn Phúc Thanh
(1944-2019)
1988-1993 Thiếu tướng (1988)
Trung tướng (1994)
Phó Chủ tịch Quốc hội (1997-2007)
6 Nguyễn Văn Rinh
(1942-)
1993-1995 Thiếu tướng (1993
Trung tướng (1998)
Thượng tướng (2003)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1999-2007)
7 Phạm Xuân Thệ
(1947-)
1995-2000 Thiếu tướng (1995)
Trung tướng (2002)
Tư lệnh Quân khu 1 (2002-2007)
8 Phạm Ngọc Khóa
(1950-)
2000-2004 Thiếu tướng (2000)
Trung tướng (2006)
Cục trưởng Cục Tác chiến (2004-2010)
9 Thiều Chí Đinh
(1950-)
2004-2007 Thiếu tướng (2004)
Trung tướng (2008)
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng (2008-2010)
10 Nguyễn Đức Thận
(1955-)
2007-2011 Thiếu tướng (2007)
Trung tướng (2012)
Cục trưởng Cục Quân huấn (2011-2015)
11 Phạm Văn Hưng
(1958-)
2011-2015 Thiếu tướng (2012)
Trung tướng (2017)
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng (2015-2018)
12 Nguyễn Văn Nghĩa 2015-2017 Thiếu tướng (2015)
Trung tướng (2019)
Phó Tổng Tham mưu trưởng (01.2020-nay)[13]
13 Nguyễn Huy Cảnh 2017-6.2020 Thiếu tướng (2017) Phó Tư lệnh - kiêm Tham mưu trưởng QK1 (07.2020 -nay)
14 Phạm Văn Hóa 6.2020- 10.2023 Thiếu tướng (2020) Tư lệnh QĐ2

Chính ủy

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian
đảm nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Lê Linh

(1924-1998)

1974-1978 Thiếu tướng (1974)

Trung tướng (1984)

Phó giám đốc Học viện Quốc phòng (Việt Nam) (1981-1992)
2 Nguyễn Hùng Phong

(1927-2018)

1979-1982 Thiếu tướng (1979

Trung tướng (1986)

Chính ủy Quân khu 1 (1981-1991)
3

Nguyễn Văn Hàm

1983 - 1988 Thiếu tướng (1979)
4 Trần Ngọc Sơn

(1937-)

1989-2000 Thiếu tướng (1994)
5 Bùi Xuân Chủ 2000-2003
5 Lương Cường

(1957-)

2003-2007 Thiếu tướng (2004)

Trung tướng (2009)

Thượng tướng (2014)

Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2016-nay) Đại tướng(1.2019)

Ủy viên TW Đảng (2011-nay)

Bí thư TW Đảng (2016-nay)

6 Nguyễn Sỹ Thăng

(1958-)

2007-2010 Thiếu tướng (2007)

Trung tướng (2011)

Chính ủy Quân khu 1 (2011-5.2018)
7 Nguyễn Văn Đủ

(1960-)

2010-2014 Thiếu tướng (2011)

Trung tướng (2015)

Chính ủy Trường Đại học Chính trị (2.2015-6.2019)
8 Hà Tuấn Vũ

(1959-)

2014- 10.2016 Thiếu tướng (2014)

Trung tướng (2018)

Chính ủy Học viện Hậu cần (10.2016-3.2019)
9 Trần Võ Dũng

(1965-)

10.2016-11.2017 Thiếu tướng (2016) Chính ủy Quân khu 4 (11.2017-nay)
10 Nguyễn Trọng Triển 11.2017-3.2019 Thiếu tướng (2018) Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô (3.2019-nay)
11 Lê Văn Duy 3.2019-01.2020 Thiếu tướng (2019) Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 1 (01.2020-nay)
12 Đỗ Xuân Tụng 12.2019- 5.2021 Thiếu tướng (2020) Phó Cục trưởng Cục Cán bộ (5.2021-nay)
13 Trần Danh Khải 8.2021-10-2023 Thiếu Tướng

Chính ủy Học viện Lục Quân(11.2023-nay)

Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chưa kịp triển khai tác chiến thì Trung Quốc đã rút quân
  2. ^ Khi đang chiến đấu thì lệnh từ Hà Nội thuyên chuyển lên biên giới phía Bắc để tham chiến Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
  3. ^ “Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng - Quân đoàn 2”.
  4. ^ Lịch sử Quân đoàn 2
  5. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ “Sư đoàn 325: Đổi mới phương pháp, tác phong trong huấn luyện”.
  7. ^ “Lữ đoàn Phòng không 673: Đơn vị điển hình tiên tiến toàn diện”.[liên kết hỏng]
  8. ^ “Lữ đoàn Pháo binh 164: Thực hiện phương châm "Giữ tốt, dùng bền".
  9. ^ “Trường Quân sự Quân đoàn 2 nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đoàn chủ lực, cơ động”.
  10. ^ Cổng thông tin điện tử Chính phủ (03/8/2023), [https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-quoc-phong-dieu-chuyen-nguyen-trang-su-doan-306-ve-quan-khu-1-119230801165137637.htm#:~:text=(Chinhphu.vn)%20%2D%20Th%E1%BB%B1c,khung%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20tr%E1%BB%B1c%20thu%E1%BB%99c%20Qu%C3%A2n "Điều chuyển Sư đoàn 306, Quân đoàn 2 về Quân khu 1"
  11. ^ “Quân đoàn 2: Gần 1.400 tập thể, cá nhân được khen thưởng”.
  12. ^ “Bế mạc Hội thi Kỹ thuật tên lửa – khí tài đặc chủng toàn quân năm 2012”.
  13. ^ “Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm việc tại Yên Bái”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]