Cỏ tranh
Cỏ tranh | |
---|---|
Imperata cylindrica (Poaceae), Japanese name:Tigaya | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
(không phân hạng) | Commelinids |
Bộ (ordo) | Poales |
Họ (familia) | Poaceae |
Chi (genus) | Imperata |
Loài (species) | I. cylindrica |
Danh pháp hai phần | |
Imperata cylindrica (L.) Beauv. |
Cỏ tranh (hay bạch mao (tên gốc tiếng Trung), danh pháp hai phần: Imperata cylindrica (L.) Beauv.) là một loài thực vật thuộc họ Lúa (Poaceae).
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió.
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Cây mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam.
Công dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Ở các vùng cao như Tây Bắc, Tây nguyên, lá cỏ tranh thường được sử dụng làm vật liệu lợp mái nhà truyền thống rất bền chắc. Các ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê ở Tây nguyên thường có mái tranh lợp dày 15–20 cm và phải đến 20-30 năm mới phải lợp lại một lần.
Rễ cỏ tranh sử dụng làm thuốc do có tính lợi tiểu thường được biết với tên vị thuốc "Bạch mao căn". Công dụng: Theo Đông y, Bạch mao căn có mùi hơi thơm, vị ngọt, tính lạnh, vào 3 "kinh": Tâm, Tỳ và Vị.
Các đám cỏ tranh khi bị đốt thường cho tro có vị mặn. Vì vậy, trong rừng thú thường đến để liếm thay muối. Chuyện này còn được nhắc đến trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc với hình ảnh anh hùng Núp (Đinh Núp) đốt cỏ tranh để lấy vị mặn của muối.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Tư liệu liên quan tới Imperata cylindrica tại Wikimedia Commons
- Cây thuốc
- Imperata
- Thực vật Algérie
- Thực vật Armenia
- Thực vật Azerbaijan
- Thực vật Bénin
- Thực vật Bồ Đào Nha
- Thực vật Cameroon
- Thực vật Campuchia
- Thực vật Ethiopia
- Thực vật Gabon
- Thực vật Ghana
- Thực vật Guinée
- Thực vật Hoa Kỳ
- Thực vật Hy Lạp
- Thực vật Indonesia
- Thực vật Kenya
- Thực vật Lào
- Thực vật Malaysia
- Thực vật Mozambique
- Thực vật Myanmar
- Thực vật Nam Phi
- Thực vật Namibia
- Thực vật Nga
- Thực vật Nhật Bản
- Thực vật Nigeria
- Thực vật Papua New Guinea
- Thực vật Philippines
- Thực vật Sri Lanka
- Thực vật Tanzania
- Thực vật Tây Ban Nha
- Thực vật Thái Lan
- Thực vật Thổ Nhĩ Kỳ
- Thực vật Việt Nam
- Thực vật Ý
- Thực vật Yemen
- Thực vật Zimbabwe
- Thực vật Afghanistan
- Thực vật Bhutan
- Thực vật Gruzia
- Thực vật Iran
- Thực vật Iraq
- Thực vật Nepal
- Thực vật Pakistan
- Thực vật Trung Quốc
- Thực vật Uganda
- Thực vật Queensland
- Thực vật Malesia
- Thực vật Bắc Phi
- Thực vật Nam châu Phi
- Thực vật Tây Á
- Thực vật xâm hại
- Thực vật được mô tả năm 1759
- Thực vật có hoa Tây Úc
- Thực vật Triều Tiên
- Thực vật Oman