Đức Bab
Đúc Báb | |
---|---|
Sinh | Mirzā ʿAli Muhammad Bản mẫu:Birth date Shiraz, Ba tư |
Mất | Bản mẫu:Death date and age Tabriz, Ba tư |
Quốc tịch | Người Ba tư |
Chức vị | The Primal Point |
Tôn giáo | Người sáng lập tôn giáo Bábi |
Phối ngẫu | Khadíjih-Bagum (1842-1850) Fátimih Khánum (1846/7?-1850)[1] |
Con cái | Ahmad (b.1843-d.1843) |
Cha mẹ | Cha: Siyyid Muhammad Ridá Mẹ: Fátimih Bagum |
Đúc Bab, tên khai sinh là Siyyid ‘Ali Muhammad (Tiếng Ba Tư: سيد علی محمد شیرازی; 20 tháng 10 năm 1819 - 9 tháng 7 1850) là một Đấng Biểu hiện của Thượng Đế, Đấng Tiền phong của Đức Baha'u'llah, và Đấng Sáng lập tôn giáo Babi. Ngài là một thương gia đến từ thành phố Shiraz, ở tuổi hai mươi lăm đã mặc khải Mình là Qa'im, hay Mahdi, đã được hứa hẹn trong những truyền thống Hồi giáo. Sau lời Tuyên ngôn của Ngài, Ngài lấy Danh hiệu là Bab (Báb; Tiếng Á rập: باب) có nghĩa là "Cổng" hay "Cửa"—cái cánh Cửa của Thượng Đế. Mục đích chính của Ngài như Ngài nói trong các Thánh thư là để chuẩn bị nhân loại để đón Đấng mà Thượng Đế sẽ biểu hiện. Sau này chúng ta biết đó là Đức Baha’u’llah, và tôn giáo Babi và tôn giáo Baha'i hoà nhập làm một theo như Đức Bab đã tiên liệu.
Mặc dù sứ mệnh của Đức Bab chỉ kéo dài 9 năm, Đức Bab đã mở ra mặc khải mới là Tôn giáo Babi với Thánh Kinh Bayan bằng tiếng Ba tư và tiếng Á rập, và khai trương một niên lịch mới là lịch Badi. Trong số các Thánh thư của Đức Bab, có những quyển quan trọng khác như Qayyumul-Asma, Dalail-i-Sabih và Kitab-i-Asma. Sách của Ngài có giá trị thiêng liêng của Thánh kinh. Ngày Tuyên ngôn của Đức Bab (ngày 23 tháng 5 năm 1844) được kể là ngày mở đầu Kỷ nguyên Baha'i. Ngày Tuyên ngôn, Ngày Giáng sinh và Ngày Tử đạo của Đức Bab đều được cử hành Thánh lễ và nghỉ làm việc.
Đầu đời[sửa]
Giáng sinh tại Shiraz ngày 20 tháng 10 năm 1819, Siyyid ‘Ali Muhammad là hậu duệ cuả Đấng Tiên tri Muhammad, lòng sùng kính và thấm nhuần tâm linh cuả Ngài đã được thân nhân và các thầy cuả Ngài nhận biết từ thời thơ ấu. Từ bé Ngài đã có trí tuệ phi thường. Khi Ngài vẫn còn nhỏ, bố Ngài đã mất, nên được người cậu là thương gia Haji Mirza Siyyid Ali nuôi dưỡng. Từ bé Ngài đã có trí tuệ phi thường. Ngài trở thành thương gia và nổi tiếng về đức tính công bình. Năm 1842, Ngài kết hôn cùng Khadijih-Bagum, có được một người con mệnh yểu là Ahmad.
Sự ra đời của tôn giáo Babi[sửa]
Tuyên ngôn Đúc Bab[sửa]
Siyyid Ali-Muhammad tự tuyên xưng là Đức Bab, cái Cửa của Thượng Đế, ngày 23 tháng 5 năm 1844, trước mặt môn đồ là Mulla Husayn-i-Bushrui, người đầu tiên trong số mười tám người tự đi tìm và trở thành Thư tín của Người sống. Đức Bab xưng mình là Đấng Hứa hẹn của người Hồi giáo, tức Đấng Qaim, và xác định Sứ mạng Cứu độ của Ngài là thông báo cho dân chúng về sự xuất hiện gần kề của một Đấng Tiên tri khác, Đấng Thượng Đế sẽ Biểu hiện.
Ngay sau khi Mulla Husayn chứng kiến Tuyên ngôn của Đức Bab, mười tám người khác tâm hồn chân thành (được gọi là những Mẫu tự của Người sống), nhờ sự khôn ngoan, đã tìm kiếm và tự nhận ra Đấng Siyyid Ali-Muhammad là Sứ giả của Thượng Đế, Đấng mà họ hằng tìm kiếm. Sau một thời gian khởi phát ngắn ngủi, Đấng Lãnh đạo cử các tông đồ ấy tới những nơi xa để tuyên ngôn về buổi hừng đông của Mặc khải mới – tôn giáo Babi - trên trái đất và về sự giáng lâm rất gần của Đấng Sứ giả cao cả hơn.
Bắt đầu bức hại[sửa]
Khi Đức Bab thu hút rât đông tín đồ, Giáo pháp của Ngài đã gây khó chịu cho giới tu sĩ Hồi giáo Shia. Họ đã quyết định dập tắt nền Đạo mới, nên họ tìm cách kích động dân chúng nổi lên phản kháng. Sau vài tháng, quốc gia đó rực cháy lửa thù hận tàn bạo và biến thành cảnh tượng truy sát khủng khiếp. Du khách ở phương Tây viết về những quang cảnh tàn bạo mà họ chứng kiến ở Ba tư hồi ấy. Tuy nhiên, những cảnh tra tấn và tử đạo, cho dù dã man thế nào, cũng không cản được các tông đồ của Đấng Giáo tổ, họ càng mong ước được hy sinh đời mình cho Đức Bab.
Haji Mirza Aqasi, Tể tướng của Muhammad Shah, giam Đức Bab trong thành Mah-Ku, rồi khi dân chúng ở đó mến mộ Ngài thì họ lại chuyển Ngài đến Chihriq. Năm 1848, Đức Bab bị đem ra xử trước phiên họp của các tu sĩ Hồi giáo ở Tabriz và họ quyết định tra tấn Ngài. Khi Đức Bab bị giam, một nhóm người Babi họp Hội nghị ở Badasht. Tại đây bà Tahirih đã dũng cảm biểu lộ tính độc lập đối với Hồi giáo bằng cách vứt mạng che mặt, để mặt trần khi xuất hiện trước đám đông. Và Đức Baha'u'llah đã giữ vai lãnh đạo tại Hội nghị này. Các tín đồ của Đức Bab bị đàn áp và tàn sát dã man bởi giới tu sĩ cuồng tín cùng với các lực lượng chính quyền Ba tư trên cả nước, nổi bật là ở thành Tabarsi, ở Zanjan, Nayriz và Tihran.
Tử đạo[sửa]
Năm 1850, Mirza Taqi Khan, Tể tướng của ấu vương Nasirid-Din Shah, ra lệnh xử tử Đức Bab. Ngày 9 tháng 7 năm 1850, Đức Bab bị đưa ra xử bắn công khai tại quảng trường Tabriz cùng với một môn đồ trẻ của Ngài. Khi khói súng tan, công chúng ngạc nhiên không thấy Đức Bab đâu cả. Ngài đang ở trong phòng giam và vừa chấm dứt câu chuyện với thư ký riêng của Ngài. Sam Khan, người chỉ huy trung đoàn Armenia khước từ thực hiện lệnh bắn lần thứ hai, và một toán lính khác đã được gọi tới. Lần này Đức Bab đã bị bắn chết.
Trước khi bị xử bắn, Đức Bab đã phán những lời sau cùng này với công chúng đang đứng xem:
“Hỡi thế hệ lầm lạc! Giá mà các ngươi tin nơi Ta, thì mọi người trong các ngươi đã theo gương chàng thanh niên này, người đứng trong cương vị cao hơn tất cả các ngươi, và đã tự nguyện hy sinh mạng sống trên Đường của Ta. Rồi sẽ đến ngày các ngươi nhận ra Ta; thì ngày ấy Ta không còn ở với các ngươi nữa.”
Di hài của Ngài được các tín đồ cất giấu cho đến năm 1899 thì được chuyển về Thánh địa và được chính Đức Abdul-Baha an táng tại ngôi Thánh lăng trên Núi Carmel.
Tham khảo[sửa]
- Tự Điển Baha'i Căn Bản. Hội đồng tinh thần tôn giáo Bahá’í Việt Nam.
Trích dẫn[sửa]
- ↑ Mirza Habibu'llah Afnan (2008). The Genesis of the Babi-Baha'i Faiths in Shiraz and Fars. Brill 2008. tr. 306. ISBN 9004170545.
Sách tham khảo[sửa]
Nguồn Bahá'í[sửa]
- `Abdu'l-Bahá (1891). A Traveller's Narrative: Written to illustrate the episode of the Bab. Browne, E.G. (trans.). Cambridge University Press. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.Retrieved February 21, 2007.
- `Abdu'l-Bahá (1891). A Traveller's Narrative: Written to illustrate the episode of the Bab. Browne, E.G. (trans.) . Los Angeles, USA: Kalimát Press. ISBN 1-890688-37-1. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.Retrieved February 21, 2007.
- Afnán, Mírzá Habíbu’lláh (4 tháng 12 năm 2024). The Báb in Shiraz: An Account by Mírzá Habíbu’lláh Afnán (PDF). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008.Retrieved May 23, 2008.
- Balyuzi, H.M. (1973). The Báb: The Herald of the Day of Days. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-048-9.ISBN 0-85398-048-9.
- Effendi, Shoghi (1944). God Passes By. Wilmette, Illinois, USA: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 0-87743-020-9. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.Retrieved February 21, 2007.
- Ferraby, John (1975). All Things Made New: A Comprehensive Outline of the Bahá'í Faith. Bahá'í Distribution Service. ISBN 81-86953-01-9.ISBN 81-86953-01-9.
- Saiedi, Nader (2008). Gate of the Heart: Understanding the Writings of the Báb. Canada: Wilfrid Laurier University Press. ISBN 978-1-55458-056-9.ISBN 978-1-55458-056-9.
- Mirza Habibu'llah Afnan; trans. by Ahang Rabbani (2008). The Genesis of the Bâbí-Bahá'í Faiths in Shíráz and Fárs. BRILL. ISBN 90-04-17054-5.
- Taherzadeh, A. (1976). The Revelation of Bahá'u'lláh, Volume 1: Baghdad 1853–63. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-270-8.
- Taherzadeh, A. (1977). The Revelation of Bahá'u'lláh, Volume 2: Adrianople 1863–68. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-071-3.
- Taherzadeh, A. (1984). The Revelation of Bahá'u'lláh, Volume 3: `Akka, The Early Years 1868–77. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-144-2.
- Taherzadeh, A. (1987). The Revelation of Bahá'u'lláh, Volume 4: Mazra'ih & Bahji 1877–92. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-270-8.
- Nabíl-i-Zarandí (1932). Shoghi Effendi (Translator), biên tập. The Dawn-Breakers: Nabíl’s Narrative . Wilmette, Illinois, USA: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 0-900125-22-5. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.Retrieved February 21, 2007.
Các nguồn khác[sửa]
- Amanat, Abbas (1989). Resurrection and Renewal. Ithaca, New York, USA: Cornell University Press. ISBN 0-8014-2098-9.
- Anonymous (1910). Browne, E.G., biên tập. Kitab-i Nuqtat al-Kaf: Being the Earliest History of the Bábis. Leiden, The Netherlands: E.J. Brill. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.
- British Broadcasting Corporation (2002). “BBC Religion and Ethics Special: Bahá'í”. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.
- Browne, E.G. (1889). “The Bábis of Persia”. Journal of the Royal Asiatic Society: 485–526, & 881–1009.
- Bản mẫu:Chú thích bách khoa toàn thư
- Denis MacEoin (1992). The Sources for Early Bābī Doctrine and History. Leiden: Brill. ISBN 90-04-09462-8.
- Denis MacEoin (2008). The Messiah of Shiraz: Studies in Early and Middle Babism. Leiden: Brill. ISBN 9004170359.
- Mirza Huseyn of Hamadan (1893). The Tarikh-i-Jadid, or New History of Mirza 'Ali Muhammad The Bab. Browne, E.G. (trans.). Cambridge: University Press. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.
- A.L.M. Nicolas (1905). Seyyed Ali Mohammed dit Le Bab. Paris: Dujarric & Cie, Editeurs. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2007.
Liên kết ngoài[sửa]
- Bản mẫu:Gutenberg author
- Bản mẫu:Internet Archive author
- Bản mẫu:Librivox authorLibriVox (public domain audiobooks)
- Selected Writings of the Báb at Bahá'í Reference Library
- Prayers of the Báb
- Works of the Bab at H-Bahai Discussion Network
- Haykal: Selections, Notes and Translations from the Arabic and Persian Writings of Sayyid `Ali Muhammad Shirazi, the Bab (1819–1850 CE) by Stephen Lambden
- Commentary on the Surih of Joseph revealed by the Báb, provisional translation by B. Todd Lawson
- Browne, Edward Granville (1987). “A Summary of the Persian Bayan”. Trong Momen, Moojan. Selections from the Writings of E.G. Browne on the Bábí and Bahá'í Religions. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-247-3.
- "The Primal Point’s Will and Testament", Sepehr Manuchehri; Research Notes in Shaykhi, Bábí and Bahá'í Studies, Vol. 7, no. 2 (September, 2004)