Thầy cô cha mẹ nên định hướng cho học sinh hiểu bản thân các em muốn làm công việc gì, muốn làm việc như thế nào. Không nên cố ép các em học sinh phải đi theo hướng nghề nghiệp đang “hot” vì quan niệm rằng nghề này sau này sẽ có cơ hội hơn các nghề nghiệp khác, hoặc bắt ép con em mình phải chọn lựa nghề nghiệp theo truyền thống gia đình. Trên hết nghề nghiệp mà một cá nhân theo đuổi phải phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng đáp ứng của một cá nhân bởi lẽ công việc là tương lại là định hướng suốt cả cuộc đời của một con người. Chúng ta chỉ có thể coi công việc như là niềm vui chỉ khi có đam mê và lòng nhiệt tình. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nên dựa trên sở thích sau đó là tính cách, khả năng, năng khiếu và điều kiện gia đình của mỗi học sinh. Sau đó các em học sinh có thể chọn ra một số nghề nghiệp thích hợp để khoanh vùng và nghiên cứu. Sau đó chọn ra một ngành phù hợp nhất để học hỏi, theo đuổi.
Các em học sinh cần xác định năng lực học tập và điều kiện hiện tại của mình có hợp với nghề không. Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành mà các em định theo học hoặc các năng khiếu mà mình có (như múa,vẽ ,ca hát) để có hướng đi phù hợp cho bản thân . Ngoài ra phải xem xét đến điều kiện hiện tại của các em có phù hợp với nghề sẽ chọn không (Ví dụ như điều kiện kinh tế của gia đình, ngoại hình, sức khỏe có phù hợp ngành nghề hay không )…Các em cũng có thể nhờ cậy đến các chuyên gia hướng nghiệp tư vấn để xem năng lực của bản thân có thực sự phù hợp với ngành nghề mà mình đã lựa chọn hay không. Nhận được lời khuyên từ những chuyên gia là một phương thức hữu hiệu trongviệc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông vốn còn nhiều bỡ ngỡ .Hiện nay có khá nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp có đội ngũ chuyên gia giỏi có thể đưa ra lời khuyên hữu ích cho các em học sinh .
Sau khi đã chọn được nghề mình mong muốn theo đuổi, các em phải tận dụng các cơ hội có được làm một số việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để xem thử năng lực, tính cách của bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Cũng như để rút ra kinh nghiệm và để xem cách mọi người xung quanh nhận xét về kết quả lao động của những công việc đó như thế nào từ đó nhận ra liệu có thực sự yêu thích và phù hợp với công việc đó hay không và nếu có mắc sai lầm cũng biết cách điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn. Ví dụ: Nếu yêu thích nghề nhà báo các em có thể thử sức làm cộng tác viên cho các tạp chí dành cho tuổi học trò…Nếuyêu thích các khối ngành xã hội hãy thử tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện để nâng cao hiểu biết. Cha mẹ các em học sinh có thể giúp cho định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT bằng cách đưa ra các lời khuyên và gợi ý các hoạt động mà các em có thể tham gia nhằm giúp các em có bước đầu làm quen với nghề mà em có ý định lựa chọn.
Tìm hiểu về nghề mình sẽ chọn. Các em có thể tiếp cận kiến thức bằng nhiều cách, từ internet, từ sách vở, từ các bậc tiền bối đàn anh đàn chị đi trước, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp. Những kiến thức em cần phải nắm về nghề của mình là: tên ngành học là gì, những trường nào đào tạo, đào tạo chương trình ra sao, học xong các em sẽ trở thành người như thế nào, thi khối gì, thị trường việc làm của nghề đó hiện nay…Các em có thể tìm đến các diễn đàn của trường mà mình định thi vào để tra cứu thông tin cũng như nhận được những lời chia sẻ của các sinh viên và cựu sinh viên của trường , sau đó có thể tự mình đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn của nghành nghề mà mình đang có ý định.
Sẵn sàng chuẩn bị phương án 2 nếu chẳng may thất bại. Rất có thể các em học sinh sẽ không thể đỗ vào trường Đại học mà mình mong muốn. Cha mẹ các em nên là người chuẩn bị sẵn tinh thần cho các em và các em học sinh cũng cần hiểu rằngĐại học không phải là tất cả.Các em vẫn có thể thành công bằng những con đường khác. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không chỉ đơn giản là chuẩn bị cho các em kiến thức mà còn là định hướng tâm lý cho em học sinh nếu chẳng may các em thất bại hoặc vấp ngã. Nếu có quyết tâm các em học sinh có thể tiếp tục ôn tập và thi lại vào các trường đã đặt ra mục tiêu từ đầu hoặc lựa chọn một hướng đi khác phù hợp với năng lực của mình hơn.
-
Bạn không nên chọn những nghề có liên quan đến những tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với mọi người như kinh doanh, quản lý, sư phạm, bán hàng… Hãy chọn vị trí đằng sau chiếc bàn viết hay những nơi làm việc theo tính trực quan, ví như nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế, tạo mẫu….
-
Bạn sẽ không thỏa đáng nếu bạn chọn các nghề liên quan đến điều khiển như phi công, tài xế, điều phối viên… Khi đó bạn sẽ buồn bực vì ít được giao tiếp với mọi người và dễ gây ra những sai lầm, hỏng hóc. Bạn cũng không nên chọn những nghề liên quan đến sản xuất dây chuyền vốn mang tính đơn điệu.
-
Bạn nên chọn nghề liên quan đến điều khiển nhưng tránh những công việc cần tiếp xúc với nhiều người (như lãnh đạo, quản lý, sư phạm, phóng viên, hoạt động xã hội…)
-
Thì những vai trò như quản lý, lãnh đạo, sư phạm, thương gia… rất lý tưởng với bạn. Trong những lĩnh vực yêu cầu mức độ giao tiếp cao với mọi người, bạn sẽ luôn đạt được thành tích tốt.
Dù ở bất kỳ cương vị nào và có tính cách gì, bạn chỉ cần nhớ một số tiêu chí sau: đừng nên vội vàng, cũng đừng nên kìm hãm bản thân mình tìm cách giảm trạng thái căng thẳng bên trong hãy nói chậm và không nên cao giọng, không nên hồi hộp trước khi sự kiện nào đó xảy ra hãy rèn luyện sự tự tin của bản thân luôn tự đánh giá mình từ vị thế của những người xung quanh, luôn cố gắng kiểm soát được hành vi của mình.
REVIEWEDU.VN
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
-
Thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn được dành mọi sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó.
-
Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân, mỗi cá nhân phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của bản thân .
-
Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và định hướng chuyên nghiệp ngay từ khi còn học đại học hoặc trường dạy nghề, ngành nghề đó liệu có đem lại cơ hội cạnh tranh cho các em học sinh trong quá trình tim kiếm việc làm sau này hay không.