Design Thinking (Tư duy thiết kế) là một giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Đây chính là phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp lớn toàn cầu như Pepsi, Nike, Apple, Google, Uber hay Facebook áp dụng để phát triển năng lực lãnh đạo cho nhân sự. Bạn hãy cùng 1Office tìm hiểu về Design Thinking qua bài viết sau nhé!
Mục lục
I. Design Thinking là gì?
Design Thinking (Tư duy thiết kế) là một mô hình được tạo ra để giúp con người thiết kế giải pháp cho một vấn đề nào đó. Nó cho phép chúng ta rà soát toàn diện vấn đề và tư duy thích hợp để tìm ra một giải pháp tối ưu. Phương pháp này cực kỳ hữu ích trong xử lý vấn đề phức tạp vốn mập mờ hoặc không xác định.
Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính, tư duy thiết kế vẫn giúp bạn giải quyết được. Bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.
Ví dụ về Design Thinking
Một ví dụ điển hình về “Design Thinker” là nhà bác học Thomas Edison. Ai cũng biết ông là người đã tạo ra chiếc bóng đèn điện. Nhưng ít người biết chính ông cũng là người đã phát triển hệ thống mạng lưới phát điện cũng như truyền tải điện. Chúng ta có thể thấy rõ nếu không có hai thứ đó thì chiếc bóng đèn sẽ trở nên vô dụng.
Điểm đặc biệt của Edison nằm ở chỗ ông có khả năng hình dung rõ ràng người dùng muốn gì, cần gì và sẽ sử dụng những phát minh của ông như thế nào. Vì vậy, ông xây dựng mọi thứ xoay quanh những nhu cầu đó, giải quyết cụ thể vấn đề người dùng đang mắc phải bằng cả một hệ thống chứ không phải chỉ là những phát minh đơn lẻ, rời rạc, chắp vá.
Cách tiếp cận của Edison chính là một ví dụ điển hình của cái mà chúng ta ngày nay gọi là “Design Thinking”. Nếu coi design thinking là một phương pháp thì phương pháp này đề cao sự đổi mới, thiết kế ra những sản phẩm lấy con người làm trung tâm.
Xem thêm: Lateral Thinking – Phương pháp tư duy giúp bạn luôn sáng tạo!
II. Tại sao phương pháp tư duy thiết kế Design Thinking lại quan trọng?
Tư duy thiết kế đặc biệt hiệu quả khi áp dụng trong việc giải quyết các “wicked problem”. Đây là kiểu vấn đề mà bạn không thực sự hiểu rõ và không có một giải pháp cụ thể nào.
Design Thinking giúp ích rất nhiều cho công việc của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nơi mà nhu cầu về những ý tưởng, giải pháp mới, tính năng mới trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của tổ chức.
Với tư duy thiết kế design thinking, bạn có thể thực hiện nghiên cứu UX, tạo mẫu và thử nghiệm để tìm ra những cách mới đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách tốt hơn.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt ngày nay vẫn chưa có một quy trình phát triển sản phẩm thực sự. Design Thinking sẽ giúp cho việc phát triển sản phẩm trở thành một quy trình chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp cải thiện rất nhiều trong việc đưa ra các cải tiến mới cho sản phẩm của mình.
Đọc thêm: Bài học kinh doanh “đắt giá” từ những CEO hàng đầu Thế giới! |
III. Quy trình xây dựng Design Thinking hiệu quả cho Business
1. Đồng cảm (Empathize)
Bước này yêu cầu bạn tìm hiểu về tập khách hàng mục tiêu của bạn, tức những người có vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết, nhằm đạt được sự đồng cảm với họ.
Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tìm hiểu nhiều hơn về ngành của mình thông qua các số liệu nghiên cứu thị trường.
Ngoài ra, dựa vào việc quan sát, trải nghiệm thực tế trong tình huống của khách hàng để có cảm nhận sâu sắc và tư duy hợp lý hơn. Từ đó biết được khó khăn của khách hàng trước vấn đề đó là gì.
Sự đồng cảm là yếu tố quan trọng đối với tư duy thiết kế lấy con người làm trung tâm, nó cho phép các nhà lãnh đạo đặt ra các giả định của riêng họ để có được cái nhìn sâu sắc về người dùng và nhu cầu của họ.
2. Xác định vấn đề (Define problem)
Trong bước này, các dữ liệu và thông tin thu thập được ở bước “Đồng cảm” sẽ được tổng hợp, liên kết lại với nhau để phân tích và xác định trọng tâm của vấn đề. Bạn nên làm sao định nghĩa được vấn đề của mình và đưa ra một câu nhận định vấn đề (problem statement) theo hướng tập trung vào con người.
Giai đoạn Xác định sẽ giúp bạn thu thập các ý tưởng tuyệt vời để thiết lập các tính năng, chức năng và bất kỳ yếu tố nào khác cho phép bạn giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Fishbone Diagram – sơ đồ xương cá, một biến thể của mindmap – rất hữu dụng trong giải quyết vấn đề để hoàn thiện bước này.
3. Tìm ý tưởng (Ideate)
Ở bước thứ ba của quy trình Design Thinking, tư duy của bạn đã sẵn sàng để tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Mục tiêu của bước này là để brainstorm và tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Với nền tảng thông tin và sự đồng cảm có được từ 2 bước Đồng cảm và Xác định vấn đề, chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu “think outside the box” để khám phá ra các giải pháp mới mẻ và sáng tạo cho vấn đề.
Có rất nhiều kỹ thuật lên ý tưởng như Brainstorm, Brainwriting, Worst Possible Idea, và SCAMPER mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên Google.
Điều quan trọng trong thời gian đầu của giai đoạn Ideate là đưa ra càng nhiều ý tưởng và giải pháp càng tốt. Đừng gò bó bản thân bởi những ý tưởng mà bạn cho là không phù hợp. Hãy sáng tạo hết sức có thể!
Xem thêm: 7 Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả trong thời đại 4.0
4. Xây dựng mẫu (Prototype)
Đây là bước mà bạn sẽ thực hiện các ý tưởng của mình bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề đã đặt ra ở 3 bước Design Thinking trước.
Mục tiêu quan trọng của quy trình xây dựng mẫu trong Design Thinking này là giúp bạn loại bỏ các giải pháp không khả thi hoặc không thực tế và tập trung vào các ý tưởng có triển vọng.
Qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp loại bỏ dần các sản phẩm không đạt yêu cầu.
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.
5. Thử nghiệm (Test)
Đây là bước cuối cùng của quy trình 5 bước Design Thinking. Tuy nhiên, trên thực tế, bước này thường lặp đi lặp lại. Thậm chí trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
Các phản hồi là yếu tố quan trọng nhất để phát triển và hoàn thiện giải pháp. Vì giải pháp có thể phù hợp hôm nay nhưng lại trở nên không hợp lý vào hôm sau.
Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần bám sát thực tế và đảm bảo có những thay đổi phù hợp. Từ đó, tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng nhằm giải quyết được các vấn đề của khách hàng.
Tham khảo thêm: 4 Kỹ năng tư duy của nhà quản trị – tố chất tạo nên nhà lãnh đạo xuất sắc |
III. Lưu ý trong quy trình tư duy thiết kế (Design Thinking)
1. 5 giai đoạn của Design Thinking không tuân theo thứ tự cụ thể
Điều quan trọng cần lưu ý là năm giai đoạn này không phải lúc nào cũng tuần tự. Chúng không phải tuân theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào và thường có thể xảy ra song song và lặp lại.
Do đó, bạn không nên hiểu các giai đoạn như một quá trình phân cấp hoặc từng bước. Thay vào đó, bạn nên xem nó như một tổng quan về các chế độ hoặc các giai đoạn đóng góp cho một dự án sáng tạo, thay vì các bước tuần tự.
Bất cứ người nào thấu hiểu được năm giai đoạn Tư duy thiết kế này sẽ có thể áp dụng phương pháp Tư duy thiết kế để giải quyết các vấn đề phức tạp xảy ra quanh ta.
2. Giúp giải quyết những vấn đề chưa được xác định rõ ràng
Mô hình design thinking cực kỳ hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề chưa được xác định rõ ràng hoặc chưa biết, bằng cách đóng khung lại vấn đề theo cách lấy con người làm trung tâm, tạo ra nhiều ý tưởng trong các phiên động não và áp dụng phương pháp thực hành trong thử nghiệm và tạo mẫu.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức này vào trong quá trình làm việc. Quy trình design thinking chủ yếu phổ biến ở các nước phát triển.
Đây là một phương pháp rất phổ biến trên thế giới. Nó mang tính kết nối giữa con người với con người, có tính đoàn kết và áp dụng thực tiễn rất cao. Nó thúc đẩy mỗi cá nhân suy nghĩ liên tục, tích cực, đưa ra những ý tưởng mới.
Điều bạn cần nhớ là không có ý tưởng nào là tồi tệ cả. Mọi ý tưởng đều được tôn trọng và mọi người cùng nhau chọn ra ý tưởng tốt nhất. Mỗi cá nhân sẽ được phát triển một cách tích cực và nâng cao hiệu suất khả năng làm việc cũng như khả năng giải quyết các vấn đề.
Chắc hẳn bạn đã nắm được một số phương pháp tìm kiếm ý tưởng trong công việc nói chung và những việc khác trong cuộc sống nói riêng. Tuy nhiên, nếu như bận vẫn cần thêm những ý tưởng chi tiết, rõ ràng, và cụ thể về quản trị doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo 1Office, nền tảng quản trị hàng đầu Việt Nam hiện nay. Bấm nút đăng ký dưới đây để nhận tư vấn miễn phí.
Mọi thông tin xin liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Website: https://1office.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA