Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến cung cầu ngoại tỉnh và trưng bày sản phẩm tiêu biểu của HTX tỉnh Hoà Bình tại thành phố Hà Nội. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, Liên minh HTX tỉnh, đại diện các HTX của 10 huyện, thành phố. Dự hội nghị, thành phố Hà Nội có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX thành phố cùng 22 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhiều doanh nghiệp, HTX của thành phố Hà Nội tham quan, tìm hiểu gian hàng của HTX tỉnh Hòa Bình.
Hiện nay, toàn tỉnh có 694 tổ chức kinh tế tập thể, trong đó có 379 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản lượng hàng hoá tập trung chủ yếu là rau an toàn, cây ăn quả có múi, nhãn, dược liệu, mía ăn tươi, gà thả đồi, lợn bản địa, cá nuôi lồng, dê lai... Tính đến tháng 9/2024, toàn tỉnh đã xuất được 890 nghìn tấn nông sản, trị giá trên 228 tỷ đồng với các sản phẩm truyền thống như măng, mía, cam, bưởi, sả, ớt... Trong năm, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác kết nối cung - cầu thông qua các hội nghị, hội chợ trưng bày sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
Tại hội nghị, 22 HTX, doanh nghiệp của thành phố Hà Nội được tham quan, tìm hiểu các sản phẩm OCOP tiêu biểu của Hòa Bình như: Bưởi đỏ Tân Lạc; rau hữu cơ Lương Sơn; sản phẩm nước hoa, hương, tinh dầu, rau an toàn (thành phố Hòa Bình); cam Cao Phong; các loại trà (Yên Thủy); nước ngâm chân, thuốc lá cây (Kim Bôi); sản phẩm thủ công mỹ nghệ, rau củ quả an toàn ở huyện Đà Bắc...
Sau hội nghị, các gian hàng được trưng bày và bán sản phẩm trong 4 ngày tại Trung tâm tổ chức sự kiện 2 Graden khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Qua chương trình đã tạo điều kiện cho các HTX của tỉnh được giao lưu, tìm kiếm đối tác liên kết trong phát triển sản xuất kinh doanh, hình thành các chuỗi giá trị; giới thiệu sản phẩm chất lượng, sản phẩm tiêu biểu của HTX đến các doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng; thúc đẩy HTX nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu...
Việt Lâm
Thời điểm cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao cũng là lúc nhiều cửa hàng, hệ thống bán lẻ, bán trên mạng xã hội… đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá sâu. Tuy nhiên, có không ít đối tượng kinh doanh lợi dụng chiêu bài khuyến mại để thu hút khách hàng và trà trộn hàng kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD).
Với quan điểm "Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc”, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Mai Châu đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.
Từ mốc 82,7 - 85,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) hôm đầu tuần, giá vàng đột ngột tăng mạnh lên ngưỡng 84,6 - 87,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) hôm 12/12. Khoảng chênh lệch đạt khoảng 2 triệu đồng/lượng.
Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị được coi là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm.
Thời điểm này, người dân trồng dong riềng tại xã Cao Sơn (Đà Bắc) tất bật thu hoạch để bán cho tư thương. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai nhưng năng suất, chất lượng dong riềng ở xã vùng cao này vẫn ổn định, đặc biệt giá bán được duy trì ở mức cao.
Năm 2014, thôn Thăng, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) là 1 trong 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh. Sau hơn 10 năm, diện mạo nông thôn tại vùng đất này có nhiều khởi sắc, đời sống người dân đã có chuyển biến tích cực. Theo rà soát, hiện thu nhập bình quân đầu người ước đạt 53 triệu đồng/năm, toàn thôn còn 2 hộ nghèo.