PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
So sánh NC hàn lâm và NC ứng dụng
+ Nghiên cứu hàn lâm: nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi về bản chất lý thuyết, hay nói cách khác là xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học
Vd: Mô hình tính toán sức tải cho các khu du lịch sinh thái.
+ Nghiên cứu ứng dụng : nghiên cứu nhằm áp dụng các thành tựu khoa học (lý thuyết khoa học) vào các lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống.
Ví dụ: Áp dụng mô hình của Cifuentes và Ceballos-Lascurain tính toán sức tải các khu du lịch sinh thái tại Việt Nam.
Kết quả NC hàn lâm(chủ yếu) => trả lời cho các câu hỏi về bản chất lí thuyết của khoa học ( xây dựng và kiểm định các lí thuyết khoa học)
Phương pháp phát hiện một số vấn đề khoa học cần nghiên cứu
Đọc sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu
So sánh một lí thuyết đã có với thực tiễn đang chứng minh
Quan sát thực tế và lắng nghe
Quan sát thực tế và phát hiện mâu thuẫn
Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế
Tích cực tham dự các hội nghị, hội thảo và lắng nghe tranh luận
Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận
Nghĩ ngược lại với cách nghĩ thông thường
Ghi lại những ý nghĩ bất chợt nảy sinh, những câu hỏi bất chợt
Nội dung các phần
Đối tượng NC là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.
Mục đích: là hướng đến điều gì đó hay công việc nào đó trong nghiên cứu (khó có thể đo lường hay định lượng) mà người nghiên cứu mong muốn hoàn thành. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng (có thể đo lường hay định lượng) mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?” và là điều mà kết quả phải đạt được.
Các bước của quá trình NC 1 công trình khoa học
Quan sát sự vật, hiện tượng: Là quan sát, theo dõi một cách khách quan sự vật, hiện tượng, qui luật của sự vận động, mối quan hệ… của thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các qui luật vận động và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Quan sát sự vật, hiện tượng là quá trình giúp cho ý tưởng phát sinh, là cơ sở hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu.
Phát hiện và đặt vấn đề nghiên cứu: Là phát hiện vấn đề và tìm kiếm câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước những mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức hiện có với các yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn.
Đặt giả thuyết NC: Đây là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra, là hướng nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc điều tra thực nghiệm để chứng minh hay bác bỏ đối tượng nghiên cứu.
Tiêu chí xem xét một giả thuyết là giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở quan sát, không được trái với lý thuyết và có thể kiểm chứng.
Bản chất logic của giả thuyết là một phán đoán, nằm ở vị trí luận đề trong cấu trúc logic của chuyên khảo khoa học và chính là điều mà người nghiên cứu phải chứng minh.
Khi xây dựng giả thuyết, cần nắm vững các nguyên tắc nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu, tìm mối liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề khoa học.
Phương pháp đưa ra một giả thuyết khoa học là người nghiên cứu cần phải quan sát, phát hiện được vấn đề, và đặt giả thuyết chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra.
Xây dựng luận chứng: Nội dung cơ bản của xây dựng luận chứng là dự kiến kế hoạch thu thập và xử lý thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát; dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát hoặc thực nghiệm.
Các loại thông tin bao gồm: cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của những người thực hiện trước; sự kiện hoặc số liệu; tài liệu thống kê.
Xử lý thông tin, phân tích: Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng: Định tính và định lượng (các số liệu). Các sự kiện và số liệu cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, làm bộc lộ các quy luật, phục vụ việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết.
Tổng hợp kết quả, kết luận, khuyến nghị: Tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát về kết quả nghiên cứu. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của kết quả nghiên cứu.Khuyến nghị khả năng áp dụng kết quả và định hướng tiếp tục nghiên cứu hoặc chấm dứt sự nghiên cứu.
Ý nghĩa của việc xác định mô hình lí thuyết đối với xây dựng mô hình NC
Nội dung của lựa chọn đề tài NC
Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học là… lựa chọn đề tài. Đối với nhà nghiên cứu, các đề tài thường được lựa chọn qua kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặt chuyên môn, quản lí hoặc nhu cầu thực tế của xã hội. Đối với sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, ngoài việc lựa chọn đề tài họ còn phải chọn (hoặc được chỉ định) người hướng dẫn khoa học.
Ý nghĩa của việc xây dựng cơ sở lí luận trong NCKH, các bước khi thực hiện xây dựng cơ sở lí luận
Các bước của ppnc định lượng
Các bước của nc định lượng:
Bước 1: Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu: xác định chủ đề nghiên cứu theo hướng dẫn, đánh giá dựa trên vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp.
Bước 2: Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và các mô hình đánh giá. Sau khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu.
Bước 3: Thiết lập mô hình nghiên cứu: Sau khi xem xét các lý thuyết liên quan, các mô hình nghiên cứu khác nhau thiết lập mô hình nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu cụ thể và đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu.
Bước 4: Xây dựng thang đo, bảng hỏi cho nghiên cứu: Các thang đo cho các nhân tố trong mô hình được xây dựng kế thừa từ các nghiên cứu khác có thực hiện điều chỉnh thông qua bước phân tích đánh giá nội dung các nhân tố.Tiếp theo tác giả thiết lập bảng hỏi để phục vụ việc điều tra thu thập dữ liệu thực nghiệm của nghiên cứu.
Bước 5: Điều tra thu thập dữ liệu nghiên cứu: Sauk hi bảng hỏi điều tra được sửa chữa và xây dựng hoàn thiện sẽ tiến hành điều tra để thu thập các dữ liệu cho mục đích phân tích tiếp theo.
Bước 6: Phân tích dữ liệu, dữ liệu thu thập được sau khi được làm sạch sẽ được tiến hành phân tích bằng các kỹ thuật phân tích. Phần phân tích dữ liệu này được hỗ trợ bởi phần mềm thống kê SPSS hoặc EVIEWS.
Bước 7: Trình bày các kết quả nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu sau khi được phân tích sẽ trình bày những kết quả chủ yếu, so sánh với một số nghiên cứu tương tự để có những kết luận chính xác về kết quả nghiên cứu
Bước 8: Kết luận, kiến nghị và hoàn thiện luận văn: Đây là bước cuối cùng của nghiên cứu này. Từ kết quả nghiên cứu tác giả sẽ trình bày những kết luận chính của nghiên cứu.
Phân biệt phương pháp định lượng và phương pháp định tính
PPNC định tính: NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.
PPNC định lượng: NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
Nội dung
Định tính
Định lượng
Đặc điểm
Nhấn mạnh sự hiểu biết, tập trung vào quan điểm của người cung cấp thông tin
Cách tiếp cận qua lí lẽ và giải thích.
Định hướng thăm dò, giải thích, quá trình được định hướng
Nhấn mạnh vào kiểm tra bằng chứng, tập trung vào CSLL
Cách tiếp cận logic và phê phán,cách nhìn khách quan
Tập trung kiểm tra giả thuyết.
Kết quả được định hướng.
Khó khăn
Khó tiếp cận để phỏng vấn
Khó viết phân tích và báo cáo
Sai về thống kê, tốn thời gian về dữ liệu
Khó kiểm soát chất lượng dữ liệu
Phương hướng thực hiện
Phỏng vấn sâu
Thảo luận nhóm
NC thực nghiệm thông qua các biến
NC đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế NC trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng 1 thời điểm
NC trường hợp
NC lịch đại
Cách chọn mẫu
Mẫu xác suất ngẫu nhiên
Mẫu xác suất chum
Mẫu hệ thống
Mẫu cụm
Mẫu phân tầng
Mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Mẫu hệ thống
Mẫu phân tầng
Mẫu cụm
Cách đặt câu hỏi
Câu hỏi mở
Câu hỏi dài
Câu hỏi gây tranh luận
Theo thứ tự
Câu hỏi đóng-mở
Câu hỏi được soạn sẵn
Ngắn gọn, xúc tích
Câu hỏi không gây tranh luận
Phương pháp chọn ngẫu nhiện trong NC định lượng
Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu khi khả năng được chọn của tất cả các đơn vị vào tổng thể là như nhau. Phương pháp này là phương pháp khá tốt để người nghiên cứu có thể lựa chọn ra một mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:
Đối với phương pháp này trước tiên người nghiên cứu cần lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó
ví dụ như lập theo tên, c theo quy mô hoặc địa chỉ…, sau đó đánh STT vào trong danh sách; rồi dùng các phương pháp ngẫu nhiên như rút thăm, dùng bảng số ngẫu nhiên, dùng hàm random của máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:
Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu.
Ví dụ : Dựa vào danh sách bầu cử tại 1 thành phố, ta có danh sách theo thứ tự vần của tên chủ hộ, bao gồm 240.000 hộ. Ta muốn chọn ra một mẫu có 2000 hộ. Vậy khoảng cách chọn là : k= 240000/2000 = 120, có nghĩa là cứ cách 120 hộ thì ta chọn một hộ vào mẫu.
Chọn mẫu cả khối:
Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn.
Ví dụ : Tổng thể chung là sinh viên của một HYPERLINK "https://luanvanaz.com/khai-niem-truong-dai-hoc-cong-lap.html" trường đại học. Khi đó ta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách sinh viên, sau đó chọn ra các lớp để điều tra.
Chọn mẫu phân tầng:
Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo 1 tiêu thức hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên . Sau đó trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu. Đối với chọn mẫu phân tầng, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ có thể tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể, hoặc có thể không tuân theo tỷ lệ.
Ví dụ : Một toà soạn báo muốn tiến hành nghiên cứu trên một mẫu 1000 doanh nghiệp trên cả nước về sự quan tâm của họ đối với tờ báo nhằm tiếp thị việc đưa thông tin quảng cáo trên báo. Toà soạn có thể căn cứ vào các tiêu thức : vùng địa lý (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) ; hình thức sở hữu (quốc doanh, ngoài quốc doanh, công ty 100% vốn nước ngoài,…) để quyết định cơ cấu của mẫu nghiên cứu.
Chọn mẫu nhiều giai đoạn:
Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn
Ví dụ :Muốn chọn ngẫu nhiên 50 hộ từ một thành phố có 10 khu phố, mỗi khu phố có 50 hộ. Cách tiến hành như sau : Trước tiên đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên trong đó 5 khu phố. Đánh số thứ tự các hộ trong từng khu phố được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra 10 hộ trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ mẫu cần thiết.
Cấu trúc của bài thuyết trình báo cáo NCKH, những nguyên tắc đặt ra cho 1 bài thuyết trình có chất lượng
Phần mở đầu: Phần mở đầu nói về lý do ra đời của công trình, những ý định cùng ước vọng của tác giả, bao gồm các nội dung sau:
1.1- Tên đề tài
1.2- Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của vấn đề)
1.3- Mục đích nghiên cứu
1.4- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.5- Giả thuyết khoa học
1.6- Nhiệm vụ nghiên cứu
1.7- Phạm vi nghiên cứu
1.8- Những luận điểm báo cáo kết quả
1.9- Đóng góp mới của đề tài
1.10- Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Nội dung: Đây là phần cơ bản, chủ yếu nhất của công trình nghiên cứu gồm tổng quan vấn đề nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. Có thể chia thành các chương mục (số lượng chương, mục phụ thuộc vào đặc điểm của đề tài, khối lượng nội dung, cách trình bày của tác giả…). Song nhìn chung, nội dung có thể chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 3: Những giải pháp và khuyến nghị
Kết luận: Kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu: tổng hợp các kết quả nghiên cứu, nêu rõ vấn đề nào đã được giả quyết và vấn đề chưa được giả quyết và vấn đề mới nảy sinh cần tiếp tục nghiên cứu. Kết luận cần được trình bày súc tích, cô đọng, sâu sắc, ngắn gọn không có lời bàn và bình luận gì thêm.
Tài liệu tham khảo: Thông thường có các cách ghi tài liệu tham khảo: ở cuối trang, cuối chương hoặc cuối sách. Khi ghi tài liệu tham khảo ở cuối sách thì cần theo một mẫu thống nhất và cách sắp xếp tài liệu theo quy định của nhà xuất bản.
Phụ lục: Trong phần này có thể có các phụ lục, các câu hỏi điều tra, các bài tập trắc nghiệm, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn hoặc ước chú, các biểu bảng, số liệu, hình vẽ, biểu đồ, đồ thị, phần giải thích thuật ngữ, phần tra cứu theo đề mục hay tác giả, các công trình (bài viết) đi sâu từng khía cạnh của đề tài (nếu có).
Mục lục: Mục lục là bản ghi các đề mục với số trang, theo trình tự trình bày trong báo cáo tổng kết công trình nghiên cứu. Mục lục thường được đặt ở phía đầu, ghi tiếp sau bìa phụ, không cần trình bày quá tỉ mỉ.
Nguyên tắc để có 1 bài thuyết trình tốt:
Hiểu rõ bài thuyết trình
Chuẩn bị trước
Trình bày ngắn gọn, súc tích
Trình bày nội dung sinh động
Vai trò của việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ trong NC
Vai trò của việc xác định mục tiêu trong NC: giúp bạn trả lời câu hỏi như NC để làm gì? Nhằm mục đích gì? Phục vụ cho điều gì? Để đi được đến cái đích mà nghiên cứu muốn hướng tới, là vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài.
Vai trò của nhiệm vụ trong NC: để hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan tới vấn đề NC, mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề NC và đề xuất các biện pháp, giải pháp, kiến nghị
Tổng quan các công trình NC liên quan đến đề tài: Tổng quan tài liệu là một bài viết, công trình nghiên cứu về một chủ đề nhất định dựa trên những tài liệu, báo cáo và công trình nghiên cứu đã được thực hiện (kể cả trong nước và trên thế giới).
Viết tổng quan tài liệu không phải chỉ là việc xem xét, tập hợp, liệt kê thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với mục tiêu đề ra.
Vài trò của tổng quan tài liệu: Một tổng quan tài liệu chỉ được coi là tốt khi đạt được mục tiêu và vai trò mà nó phải có. Tổng quan tài liệu sẽ không có giá trị nếu không chỉ ra được nền tảng lý thuyết và kinh nghiệm về phương pháp luận học hỏi từ những nghiên cứu trước đây để áp dụng cho vấn đề nghiên cứu của ta. Nghiên cứu tổng quan tài liệu là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu tổng quan tài liệu giai đoạn đầu có thể giúp nhà nghiên cứu dựa vào đó để lựa chọn chủ đề, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xác định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng những giả thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình.
Các bước trong PPNC định tính
Xác định vấn đề nghiên cứu
Tổng quan y văn
Xác định mục tiêu
Xác định phương pháp nghiên cứu
Lập kế hoạch thực hiện
Nghiên cứu thử
Phân tích báo cáo
Lượng giá
Phản hồi cộng đồng
Các bước trong PPNC định lượng
- Quy trình tiếp cận định lượng
Nêu giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu.
Xác định phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu.
Trình bày những phát hiện trong nghiên cứu theo ngôn ngữ thống kê.
Dữ liệu định lượng
Dữ liệu được dùng để phân nhóm (con số, tỉ số, số lượng, mức độ,…).Biến số phân loại thành các dạng: vật lý (nhiệt độ, khối lượng), tâm lý (thái độ, lo lắng) và xã hội.
Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng
Phương pháp: cân, đo, bảng hỏi (có cấu trúc), phỏng vấn, quan sát.
Lưu ý: Cần chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.
- Phân tích định lượng
Thống kê, mô tả
Phân tích mối quan hệ
Phân tích sự khác biệt
Tiêu chuẩn cần có trong nghiên cứu định lượng
Hợp lệ, hiện hữu
Khách quan _ Tin cậy
Chính xác tập trung quanh giá trị đúng
Các giá trị đo phân bố gần nhau.
Phương pháp trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo
Trích dẫn tài liệu tham khảo là một phương pháp được sử dụng để xác định nơi mà bạn thu thập thông tin và ý tưởng cho các tác phẩm của bạn, cung cấp một định dạng chuẩn để đảm bảo việc trích dẫn tài liệu tham khảo được chính xác, đầy đủ và hữu ích cho người đọc.
Các bước tiến hành trích dẫn:
- Chuẩn bị tài liệu tham khảo, ghi lại đầy đủ các chi tiết của thư mục, bao gồm cả (những) số trang mà thông tin được lấy ra.
- Đặt trích dẫn vào nơi thích hợp trong văn bản của tài liệu. Việc này gọi là trích dẫn văn bản
- Cung cấp danh sách các tài liệu tham khảo ở phía dưới cùng của tài liệu
Trích dẫn văn bản
Tài liệu học tập của các bạn thường có để đoạn văn bản được trích dẫn của một tác giả (hoặc một tiêu đề ngắn nếu không có tác giả) và năm của công trình nghiên cứu. Sau đó người đọc có thể xác định vị trí nguồn hoàn chỉnh trong danh sách nguồn tài liệu tham khảo theo thứ tự chữ cái ở cuối công trình. Trích dẫn văn bản như trong ví dụ dưới đây:
Việc sử dụng công nghệ để phát hiện việc gian lận là một giải pháp thường gặp đối với vấn đề đạo văn của sinh viên (Townley & Parsell, 2004).
Liệt kê danh sách tài liệu tham khảo
Danh sách tài liệu tham khảo chỉ bao gồm các nguồn được trích dẫn trong văn bản. Danh sách bao gồm các nguồn có liên quan mà không được trích dẫn trong văn bản được gõi là một thư mục (bibliography). Danh sách tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự chữ cái của họ tác giả đầu tiên. Ví dụ:
Townley, C., & Parsell, M. (2004). Công nghệ và đạo đức học thuật: sinh viên đạo văn thông qua công cụ tìm kiếm. Đạo đức và Công nghệ thông tin, 6(4), 271- 277. Truy xuất từ cơ sở dữ liệu toàn của ABI/ INFORM.
Thông tin điện tử
Đối với tất cả các nguồn thông tin điện tử, ngoài các điều trên cần lưu ý thêm:
- Ngày mà bạn truy cập thông tin nếu đó là nội dung có thể thay đổi hoặc được cập nhật
- Vị trí – địa chỉ trang web (URL), định dạng đối tượng kỹ thuật số (DOI), hoặc tên của cơ sở dữ liệu. Định dạng đối tượng kỹ thuật số (DOI) là một chuỗi các chữ số độc đáo được sử dụng để xác định nội dung, thường là các bài báo, và cung cấp một liên kết liên tục về vị trí của nguồn đó trên Internet. DOI được ưu tiên dùng hơn là URL hay tên của cơ sở dữ liệu trong các tài liệu tham khảo.
Kiểm tra sau cùng
Khi bạn đã hoàn thành danh sách tài liệu tham khảo, hãy kiểm tra:
- Mỗi mục xuất hiện trong cả văn bản và danh sách tài liệu tham khảo
- Văn bản trích dẫn và danh sách tài liệu tham khảo có đúng chỉnh tả và năm
Cấu trúc đề cương hoàn chỉnh cho 1 đề tài NCKH
Tên đề tài: nên viết ngắn gọn, không nên quá dài dòng
Tên tác giả
Mục lục
Phần mở đầu:
Lí do chọn đề tài: Trả lời câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu vấn đề này? Khách quan: Lý luận và thực tiễn. Chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, hứng thú, trách nhiệm của tác giả khi nghiên cứu vấn đề đó. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Mục đích NC: Trả lời câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì? Nhằm vào việc gì? Để phục vụ cho điều gì? Đây là cái đích mà đề tài nghiên cứu hướng đến, là vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài.
Là bản chất của sự vật, hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng, khách thể NC: Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì?
Là những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai?
Những cá nhân, nhóm xã hội chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu
Giả thuyết NC: Giả định về kết quả của vấn đề nghiên cứu. Giả thuyết có thể coi là những dự đoán có căn cứ khoa học về những đặc điểm, bản chất, mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hay dự đoán về kết quả nghiên cứu.
Nhiệm vụ của NC: Xây dựng trên cơ sở mục đích đã xác định. Hướng đến giải quyết những công việc cụ thể và là thành phần của mục đích nghiên cứu. Làm rõ cơ sở lý luận. Nghiên cứu thực tiễn: phù hợp với nội dung nghiên cứu thực tiễn của đề tài
Kết luận, kiến nghị, giải pháp thực hiện.
Phương pháp NC: Trình bày các phương pháp nghiên cứu mà ta sử dụng. Có thể sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra (phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra...)
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (nghiên cứu bài tập, bài kiểm tra của học sinh...)
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phạm vi NC: Đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.
Xác định một cách rõ ràng hơn về đối tượng, khách thể, địa bàn, thời gian nghiên cứu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các khái niệm cơ bản
Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng và giải pháp
2.1 Khảo sát thực trạng
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, cấu trúc bảng hỏi
- Triển khai điều tra như thế nào, xử lý thống kê như thế nào
- Mẫu nghiên cứu
2.2 Nguyên nhân của thực trạng
2.3 Giải pháp thực hiện
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1 Tiến hành thực nghiệm
3.2 So sánh kết quả thực nghiệm
3.3 Đưa ra nhận định đánh giá
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục