|
||||
|
||||
LỊCH SỬ |
||||
1. Lịch sử cổ - trung đại Mặc dù lịch sử của Iran khá dài và phức tạp, hình thức của nó được xác định bằng sự hưng thịnh và sụp đổ của các triều đại kế tiếp - cùng với những thời gian hỗn loạn và lộn xộn - tới giai đoạn gần đây nhất là chiến thắng của cuộc Cách mạng Hồi giáo và sự đi lên của một nước Cộng hoà Hồi giáo.
Trước kia và cho đến nửa cuối của thế kỷ 20, khi kể chuyện về nguồn gốc của đất nước, hầu hết những người Iran quen dùng khía cạnh thần thoại, hay xen lẫn thần thoại với các thực tế lịch sử. Điều này phản ánh đúng sự ảnh hưởng của các tác phẩm vĩ đại đến quần chúng như Shahnameh. Theo truyền thuyết của đất nước rất nhiều triều vua đã trị vì Iran trong thời gian trung bình hơn 2000 năm cho mỗi triều đại. Chi tiết về các triều đại này được ghi trong Avesta, thánh kinh thiêng liêng của đức tin Zoroastrian (đạo Thờ lửa) mà theo các nguồn Hồi giáo, nó được viết trên 12000 miếng da bò. Ngoài Avesta và Shahnameh, tên của các ông Vua và các triều đại trong truyền thuyết cũng được ghi trong Vedas và Mahabharata. Những người Ba tư đầu tiên Sau đây là bản phác họa tóm tắt lịch sử của Đế quốc Ba Tư cổ đại, trong đó có gốc rễ của nước Iran ngày nay. Những người nói tiếng Iran có thể đã di cư vào phần này của Tây Nam Á vào năm 1500 trước Công nguyên. Rõ ràng họ đã cố gắng chinh phục người dân đang sống ở đó và trộn lẫn với họ, nhưng địa vị của họ ở những vùng riêng biệt được ghi trong các địa danh có nguồn gốc từ Parsua và Parsumash. Những kẻ thống trị Assyrian đã tiến hành những cuộc viễn chinh chống lại họ vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên và tiềm lực kinh tế và quân sự của những chiến dịch đó là minh chứng của những người Ba Tư đầu tiên. Thời kỳ Medes (708-550 trước Công nguyên) Trong sự tương phản nổi bật với lịch sử của Mesopotamia mà chúng ta biết rõ từ những nguyên bản chữ hình nêm cổ xưa và từ việc khai quật, lịch sử nguyên thủy của Cao nguyên Iran vẫn còn được ít người biết đến. Ai là dân tộc đã chiếm đóng nó trước khi người Aryan đến? Làm thế nào mà người Medes, được nhắc đến trong năm 836 trước Công nguyên, lập nên Đế quốc Median mà hiện nay là Tây Iran và Nam Azecbaijan với thủ đô Ecbatana - tức Hamadan ngày nay - vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên? Không có nguồn gốc rõ ràng và không đủ dữ liệu khảo cổ để cho ta một câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi này. Chúng ta vẫn còn biết quá ít cho tới thời điểm khi các dân tộc của cao nguyên bắt đầu xâm chiếm các nước mà trong truyền thuyết đã ghi lại. Đế quốc Median trải rộng từ biển Caspia tới núi Zagros. Người Medes là dân tộc ấn-Âu nói tiếng Iran gần giống như tiếng Ba Tư cổ. Một số học giả tự cho mình là người Aryan hoá từ vùng Turan. Vì không có bản ghi chép Median nên lịch sử Median phải dựa vào các nguồn Assyrian và Hy Lạp. Người Medes đã mở rộng quyền cai trị của mình trên toàn Ba Tư dưới triều đại của Sargon (mất năm 705 trước Công nguyên), được thống nhất do một thủ lĩnh bộ lạc tên là Dieoces năm 673 trước Công nguyên, và do Cyaxares chiếm được Nineveh năm 612 trước Công nguyên đặt điểm kết thúc cho Đế quốc Assyrian cũng như hàng thế kỷ chiến tranh chống lại người Assyria; họ là những người đầu tiên chinh phục Assyria để giành tự do. Triều đại này tiếp tục cho tới khi Astyages trị vì, khi nó bị Cyrus Đại đế lật đổ (năm 550 trước Công nguyên) và được hợp nhất với Đế quốc Ba Tư. Vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Media trở thành một phần của vương quốc Parthia. Thời kỳ Achaemenia (550-331 trước Công nguyên) Thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên chứng kiến sự thành lập nước Ba Tư ở vùng Fars ngày nay. Fars (hay từ Persis đến Hy Lạp) là một huyện được thừa nhận của đế quốc Assyrian giống như nước láng giềng Media lớn hơn. Những người trị vì Ba Tư tự cho là dòng dõi của một Achaemenes (hay Hakhamanesh) tiếp quản Media từ Astyages vào giữa thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Trong một thời gian cực kỳ ngắn Cyrus đã mở rộng đất đai từ Elam và tây và bắc Media. Ông đã tấn công vào vùng Tiểu á và đánh bại Lydian, thành lập Đế quốc Ba Tư vĩ đại nhất và đã tồn tại lâu dài dưới thời những người nối nghiệp ông, người Achaemenia. Cyrus lấy Ecbatana, trung tâm của Vương quốc Media làm thủ đô, trong khi vẫn giữ thủ đô Ba Tư tại Susa, xây dựng và trang hoàng dinh thự mới của mình ở Pasargadae. Ngày nay Ecbatana đã bị chôn vùi dưới thành phố Hamadan hiện đại, nhưng Pasargadae, cách Shiraz 130 km về phía đông bắc, vẫn là một trong các vùng gợi nhớ nhất của đất nước. Tuy nhiên nhà nước mới năng động đã bị xáo trộn gần như ngay từ đầu bởi những rắc rối của triều đại. Cambyses II, con trai của Cyrus, đã giết Smerdis - một người con trai khác của Cyrus nhằm có được quyền lực mà không bị tranh giành, nhưng khi Cambyses không tham gia cuộc đột kích thành công vào Ai Cập, một kẻ mạo danh tự cho mình là Smerdis xuất hiện và chiếm ngôi vua. Một cuộc nội chiến xảy ra sau đó và sau khi Cambyses mất, một người mạo danh mới là Darius I xuất thân từ một chi khác của người Achaemenia đã tiến hành những yêu sách của ông và sau khi đàn áp các cuộc nổi loạn và ngăn chặn tất cả những người đối lập, đã đúc nên chính quyền của đế quốc thành hệ thống tập trung có hiệu quả đặc biệt. Darius là người có tính cách năng động, ông đã mở rộng đế quốc tới các giới hạn xa nhất của nó khi lần đầu tiên ông thách thức quân Hy Lạp trong một trận chiến đấu được những người nối nghiệp ông kế tục. Khu vực hàng rào của cung điện Persepolis, mà ông đã xây dựng trên sườn thấp nhất của núi Rahmat ở trung tâm của Fars gần Shiraz, phô bày một hình ảnh tráng lệ của vẻ trang nghiêm oai vệ với chân dung các thần dân đang dâng đồ cống nạp đến cho Vua. Ông đã sáng lập ra hệ thống tập trung được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin phức tạp và tuyệt vời. Như vậy, người Ba Tư là những người cổ đại đầu tiên dùng ngựa có hiệu quả trong thông tin liên lạc và vận chuyển. Darius cũng tiếp tục và mở rộng chính sách khuyến khích văn hoá địa phương của Cyrus trong đế quốc này, cho phép nhân dân thờ phụng thượng đế của riêng họ và giữ các phong tục riêng của họ chừng nào các hành vi của họ không mâu thuẫn với những điều bắt buộc trong chính quyền Ba Tư. Mặc dù có nới lỏng như vậy nhưng vẫn có những cuộc nổi loạn của người Ai Cập, người Lydia và người Babylon, tất cả bọn họ đều bị Darius đàn áp dã man. Tôn giáo của bản thân Ba Tư là đạo Thờ lửa, và sự thống nhất của Ba Tư có thể được coi một phần là do ảnh hưởng thống nhất của đức tin đã được chính thức hóa rộng rãi. Darius là ông bầu của nghệ thuật như có thể thấy qua các cung điện nguy nga trên các thềm đất cao tô điểm cho thủ đô Susa và Persepolis. Darius cũng là một kẻ đi xâm chiếm. Quyền lực của Ba Tư được mở rộng về phía viễn đông qua sông Arius (Hari Rud) tới Afganistan và Pakistan ngày nay. Ai Cập đã bị Cambyses tấn công. Mặc dù nó tỏ ra ngoan cố, bất trị, các Vua Ba Tư kế tiếp vẫn giữ được quyền bá chủ tại đó. Trong kỳ tích của ông, Darius đã tiến về phía bắc tới tận Danuble.
Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, các thành phố Ionian (Hy Lạp cổ) đã gây rối loạn với Đại đế. Darius đã đàn áp cuộc nổi loạn này, sau đó đã tổ chức một cuộc viễn chinh để trừng phạt đích đáng các thành phố độc lập (một quốc gia bao gồm các thành phố độc lập, có chủ quyền với các lãnh thổ xung quanh) trong Hy Lạp đã giúp đỡ các thành phố nổi loạn. Cuộc viễn chinh là điểm khởi đầu của các cuộc chiến tranh Ba Tư. Cuối cùng quân đội của Darius đã bị đánh bại ở Marathon và con trai ông Xerxes I, người đã kế vị ngôi vua năm 486 trước Công nguyên, đã không khá hơn Salamis. Người Hy Lạp đã thách thức thắng lợi sức mạnh của Darius Đại đế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chiến thắng Hy Lạp chỉ giới hạn tới bản thân Hy Lạp và không gây ra hậu quả ở Ba Tư. Chiến thắng của Hy Lạp không ngăn được Ba Tư can dự vào công việc của thế giới Hy Lạp. ảnh hưởng của người Ba Tư rất mạnh mẽ và vàng của Ba Tư đã được đổ vào để trợ giúp thành phố Hy Lạp trong cuộc đấu tranh quyền lực lâu dài. Dưới thời Artaxerxes, những khó khăn trong việc duy trì một đế quốc rộng lớn như vậy đã bắt đầu nảy sinh. Một số thống đốc (Xatrap-tỉnh trưởng nước Ba Tư) đã thể hiện tham vọng cai trị và người Ai Cập với sự giúp đỡ của người Athen đã tiến hành một cuộc nổi loạn lâu dài. Bạo lực chống lại Đại đế là một nhân tố quấy rối. Tình trạng bất an nổi bật nhất của triều đại xuất hiện trong cuộc nổi loạn của Cyrus Em chống lại Artaxerxes II với kết cục là cái chết của Cyrus trong trận chiến Cunaxa (năm 401 trước Công nguyên). Thất bại của Cyrus được ghi trong Anabasis của Xenophon và mặc dù tầm quan trọng của cuộc khởi nghĩa của Cyrus có thể được phóng đại, không thể phủ nhận rằng đã có dấu hiệu suy tàn của đế chế. Năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế và quân đội Macedonia khoảng 40.000 quân vượt qua Hellespont và đánh bại hoàn toàn người Ba Tư ở Granicus. Trận chiến của Issus kế tiếp năm 333, và trong năm 331 chiến thắng của Gaugamela đã kết thúc đế chế Achaemeni. Darius II, vị vua cuối cùng của các Đại đế chạy trốn về phía đông trước người chinh phục tỉnh Bactria xa xôi, nơi ông bị ám sát bởi người anh em họ Bessus. Alexander cũng tiến về phía Đông và đánh bại Bessus, giành toàn bộ đế quốc về tay mình. Trước đó, ông đã tới Persepolis, trong khi chè chén say sưa qua mức, ông đã đốt cung điện vĩ đại dành cho vua của các triều vua. Ông tuyên bố rằng đây là sự trả thù của Hy Lạp vì Xerxes đã đốt Athen. Ghirshman đã đưa ra một số lý do có sức thuyết phục (mà không đưa ra một kết luận nhất định nào) cho ý nghĩ rằng Persepolis bị cháy là do rủi ro. Mặc cho sự thật như thế nào thì đây là một sự mỉa mai kỳ dị rằng vẫn còn rất nhiều thứ phô lên vẻ lộng lẫy xưa của Persepolis, trong khi Susa được Alexander gìn giữ thì chẳng là gì ngoài những mô đất đổ nát. Trong suốt thời kỳ Achaemenia, Iran đã cố gắng tạo ra một trong những nền văn minh tiên tiến nhất thế giới. Những con đường lát đá đã được xây dựng giành cho việc đi lại bằng ngựa kéo từ bờ biển Địa Trung Hải tới ấn Độ. Các nhà nghỉ và chuồng ngựa được biết đến như những trạm nghỉ chân cách nhau không quá 30 km. Dịch vụ đưa thư đầu tiên của thế giới được thiết lập ở Iran để gửi thư trong khắp đế quốc Achaemenia rộng lớn. Một con kênh được đào từ biển Đỏ đến sông Nin. Các tấm chắn được đặt dọc theo các con đường. Hành khách được kiểm tra và xem xét kỹ. Khai thác hầm lò và phát triển nông nghiệp được khuyến khích; hoá học, dệt vải, thêu thùa cũng như dệt thảm được bắt đầu; người Iran quen với việc ăn quanh bàn và ngủ trên giường gỗ. Thời kỳ Seleucids (312-250 trước Công nguyên) Alexander tiếp tục tới ấn Độ và tạo nên một đế chế vĩ đại nhất mà thế giới chưa từng có. Tuy nhiên, nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trong cuộc đời của ông và sau đó bị xé lẻ ra do mối bất hoà của những người kế vị (Diadochi). Phần lớn Ba Tư đã rơi vào tay của Seleucus I, người đã xuất hiện như ông chủ các thuộc địa phương Đông của Alexander và cưới một người vợ Iran. Quyền lực của những người kế vị Alexander (Seleucids) trên lãnh thổ rộng lớn của đế quốc Iran yếu về mặt chính quyền mặc dù họ đã đưa nền văn hoá cổ Hy Lạp đầy sức sống vào, hoà trộn các yếu tố Hy Lạp và Ba Tư. Quá trình này tuyệt nhiên không phải là một chiều. Một số lớn người dân Hy Lạp sinh sống ở các thành phố ven bờ phía bắc, tây và nam của đất nước - ở Bactria, ở Hecatompylos (Damghan), Rhages (Rey), Kangavar và Nahavand ở Zagros. Bên trong và xung quanh các thành phố này, người Hy Lạp và người Iran hợp nhất lại bằng hôn nhân khác chủng tộc, nói hai thứ tiếng và sự hoà trộn của các tôn giáo thờ cúng phía đông Hy Lạp. Nhưng điểm kết thúc đã đến, không phải vì người Hy Lạp không chịu nổi sự ảnh hưởng của phương Đông hay bị áp đảo bởi đa số, mà do các nguyên nhân ngoại cảnh - sự trỗi dậy của Đế quốc La Mã ở phía tây và cuộc xâm lược đầu tiên trong các cuộc xâm lược dân du cư của người Parthia ở phía đông.
Thời kỳ Parthia (250 trước Công nguyên - 226 sau Công nguyên ) Media Atropatene (Azecbaijan) chưa bao giờ thực sự nằm dưới quyền cai trị của Seleucid. Những kẻ thống trị Bactria ít nhất ngay từ đầu đã gần như không bị lệ thuộc và vào giữa thế kỷ thứ 3 đã nổi dậy và thiết lập nền độc lập tuyệt đối. Cùng lúc đó, người Parthia dưới sự lãnh đạo của Arsacid đã loại bỏ quyền thống trị của Seleucid và lập nên Đế chế Parthia như một kiểu kế vị Đế quốc Ba Tư cổ. Mặc dù ngay dưới thời các vị vua vĩ đại nhất người Parthia (Tiridates, Mithradates I và Mithradates II) vương quốc đã không còn giữ được quy mô trước kia nhưng nó thật ghê gớm và đối địch với thành La Mã. Người La Mã trong cuộc chiến tranh gần như liên miên đó, thường được những kẻ thống trị địa phương đầy tham vọng hoặc sợ hãi ủng hộ, đã thất bại trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công quyết liệt của người Ba Tư về phía Tây. Thủ đô của Parthia là thành phố của Một Trăm Cổng gần Damghan, sau này là Rey gần Tehran và tiếp theo là Hamadan và vào mùa đông là Ctesiphon gần Bát-đa. Người Parthia cầm quyền từ năm 256 trước Công nguyên đến năm 226 sau Công nguyên. Biên giới của Iran dưới thời Parthia là: Transcaucasia ở phía bắc, ấn Độ ở phía đông và Tigris ở phía tây. Parthia đã thiết lập mức thuế quan riêng của họ, thu 5% với các mặt hàng nhập khẩu. Thời kỳ Sassania (225-652 sau Công nguyên) Chỉ trong thế kỷ thứ 2, chính quyền Parthia đã bắt đầu suy tàn. Triều đại Parthia đã sụp đổ, không phải do cuộc tấn công từ bên ngoài từ La Mã hay từ phía đông mà là kết quả của một nổi dậy toàn dân tộc ở Fars, cái nôi của nền văn minh Iran, quê hương của người Achaemenia, một tỉnh ít bị người Hy Lạp chiếm làm thuộc địa. Parthia đã bị thay thế (năm 226) bằng triều đại Sassania mạnh mẽ hơn, khi Ardashir (Artaxerxes) I đuổi và giết vua Parthia cuối cùng và xây dựng một đế chế mới từ đống đổ nát của chính quyền Parthia và Seleucid. Sassania là những người thừa kế thực sự của Achaemenia. Trong bốn thế kỷ dưới quyền lãnh đạo của Sassannnia, có hai giai đoạn hưng thịnh. Trong giai đoạn đầu (tồn tại đến thế kỷ thứ năm), các vị vua nổi bật (đặc biệt vì tuổi thọ của họ) là Ardashir I (226-255), Shapur I (255-271) và tù nhân của Valerian, Shapur II (309-379) người xâm chiếm Armenia và là kẻ ngược đãi người Cơ đốc giáo và Bahram V, hay Bahram-e Gur (421-438), nổi tiếng trong lịch sử và truyền thuyết về biệt tài săn bắn. Trong giai đoạn thứ hai, các nhân vật vĩ đại là Khosrow I (531-579), có lẽ là người vinh quang nhất trong tất cả các vị vua Sassania và Khosrow Parviz (590-628), người xâm chiếm Jerusalem, người xâm lược Ai Cập được ca ngợi trong truyền thuyết về các chuyện tình của ông nhưng trong thực tế ông hung ác, hèn nhát và bất tài. Ardashir I là người thiết lập nên triều đại Sassania. Ông tuyên bố chiến tranh với đế quốc La Mã và chiếm đoạt Armenia, khôi phục lại đạo Thờ lửa như ban đầu. Người kế vị của ông - Shapur I đã xâm chiếm Xi-ri, chia cắt quân đội La Mã, bắt hoàng đế Valerian, chiến thắng rực rỡ này được ghi lại và vẫn còn thấy trong những bản khắc nổi tiếng gần Persepolis. Ctesiphon trở thành trung tâm của một đất nước tráng lệ tiếp tục tồn tại trong khi Đế quốc La Mã bị cắt xén đi. Byzantine không thể sánh được với Sassania. Năm 531, Anushirvan Công bằng (hay Khosrow I) một trong những quốc vương lừng lẫy nhất của Iran lên ngôi vua. Rợ Hung nô da trắng trong thế kỷ trước đã xâm lược các tỉnh Oxus và đã gây ra hơn một lần bại trận cho quân đội Iran. Anushirvan đã dàn hòa với Đế quốc La Mã và làm ảnh hưởng tới kẻ xâm lược phía đông này đến mức ông đã tiêu diệt rợ Hung nô da trắng và chia các lãnh địa của họ cho đồng minh mới của ông là Ilkhan của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng thành tích của Anushirvan như một người quản lý quan trọng hơn so với tiếng tăm lẫy lừng của ông với vai trò một người lính. Ông đã lập nên một biểu thuế theo cấp bậc trả bằng tiền mặt và hiện vật, lập nên một quân đội chuyên nghiệp được trang bị và có kỷ luật tốt hơn trước. Ông đã sửa đổi luật pháp và theo dõi cẩn thận việc thực hiện luật, và lập nên các tuyến đường buôn an toàn. Nhờ sự bảo trợ của ông đối với những học giả của nhiều nước cũng như niềm đam mê của ông về lịch sử và triết học, Iran trở thành trung tâm tư tưởng trong suốt giai đoạn này, nổi bật lên như một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Iran. Dưới thời Khosrow II (hay Khosrow Parviz, người có công việc gắn với thời Byzantine) triều đình Sassania rất nổi tiếng về sự huy hoàng của nó. Ctesiphon và Firuzabad là những thành phố tráng lệ, chính quyền của đế quốc hoạt động có hiệu quả, hiệu suất của các thành phố rất đáng chú ý và nghệ thuật trong các tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại, trong kiến trúc, điêu khắc và trong dệt may là rất tuyệt vời. Ba Tư đã phát triển thành một nhà nước tập trung vững mạnh, dựa vào đạo thờ Lửa được phục hồi và một xã hội ưu tú. Khosrow Parviz xâm lược Đế quốc La Mã, giành được Jerusalem và chiếm lấy “Cây thánh giá thực sự” - thứ được coi là vật quý thiêng liêng nhất trong những người dân theo đạo Cơ đốc. Tiếp đó Ai Cập đã thất thủ trước quân đội Ba tư và cuối cùng Chalcedony - trong một vị thế đối ngược với Constantinople. Thật là một tình cảnh tuyệt vọng khi Heraclius quyết định rời bỏ thủ đô và trốn sang châu Phi. Tuy nhiên cuối cùng thì Heraclius đã đánh bại Khosrow và cả hai đế quốc hoàn toàn kiệt sức vào năm 652. Nói cách khác, chỉ một thời gian ngắn sau cái chết của Khosrow II, chính quyền của Sassania bị lật đổ. Sự chinh phục của ả Rập và Hồi giáo (năm 624) Thập kỷ thứ ba của thế kỷ thứ 7 là một bước ngoặt trong lịch sử Iran, trong đó mẫu hình của tôn giáo, văn hoá và sự phát triển tâm lý của đất nước đã được xác định cho đến tận ngày nay. Bất cứ ai muốn hiểu thấu về nước Iran hiện đại, các sự kiện trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng, làm chúng ta hồi hộp và vẫn còn bí ẩn. Chúng chắc hẳn đã gây bất ngờ hoàn toàn; năm 614, khi Khosrow Parviz có 20 năm sự nghiệp chinh phục thành công của mình, không ai có thể thấy trước được rằng trong vòng 25 năm không chỉ đơn thuần là triều đại của ông nhưng toàn bộ khung cảnh của đời sống Iran sẽ bị nhận chìm và bị chôn vùi. Sau hàng thế kỷ tương đối bất động, các sự kiện chuyển động nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Chưa tới năm 614, Mohammad tuyên bố là một thiên sứ đầy cảm hứng thần thánh. Sau đó 8 năm sau ông đi lánh nạn khỏi quê hương ả Rập của mình. Ông mất năm 632 sau 2 năm vào Mecca. Các cuộc chinh phục của ả Rập chỉ bắt đầu sau khi ông mất bằng một cuộc tấn công vào Mesopotamia năm 633. Yazdgird III, người cuối cùng của các vua Sassania được mời đi theo Hồi giáo. Ông đã khinh khỉnh từ chối, tỏ ra khinh bỉ người ả Rập ăn con thằn lằn và tập tục giết trẻ sơ sinh. Người ả Rập xâm chiếm thành công Ctesiphon năm 637 và giáng một thất bại liểng xiểng xuống người Iran trong trận chiến Nahavand năm 642. Cuộc chiến này đưa triều đại dân tộc Iran cuối cùng tới điểm kết thúc sau gần một ngàn năm tồn tại. Cuộc chinh phục của người ả Rập lan sâu hơn nhiều vào trong cấu trúc của nền văn minh Iran so với bất kỳ quốc gia nào trước đó hay sau đó. Nó đem đến cho đất nước một tôn giáo mới và một hệ thống chữ viết mới; nó ảnh hưởng đến ngôn ngữ và cách mạng hoá nghệ thuật. Nhưng nó đã không phá huỷ hoàn toàn hay hấp thu tuyệt đối; những gì thuộc về bản sắc trong tính cách Iran và phong tục được giữ ngầm bên dưới và nổi bật lên trong các hình thái mới và phức tạp. Sự nổi lên của đạo Hồi như một tôn giáo thay thế đạo Thờ lửa là một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Các lý do khác nhau có thể được viện dẫn cho sự thành công của sự lan tràn này: nó mang tính tinh thần hơn là vật chất; sự ra đời của một tôn giáo đấu tranh ở ả Rập trùng với sự kiệt quệ của một triều đại ở Iran; đạo Hồi là dân chủ trong khi đạo Thờ lửa là độc quyền và phong kiến; bốn thế kỷ độc lập dưới sự cai trị độc đoán đã làm mất dần thế chủ động và giảm ý chí kháng cự. Nhưng không có lý do nào giải thích đầy đủ việc Iran hình như không chống nổi Hồi giáo. Đạo Hồi nhanh chóng trở thành tôn giáo ưu thế ở Iran như một kết quả của cuộc khởi nghĩa nổ ra sau đó làm mất đi các đặc tính tôn giáo của họ và biến thành tình trạng lộn xộn về chính trị. Các triều đại nhỏ khác (năm 820-1037) Phạm vi lịch sử rộng trong giai đoạn này thật hấp dẫn, nhưng chi tiết của nó thì cực kỳ chán ngắt. Đủ để nói rằng, từ giữa thế kỷ thứ 9 trở đi, quyền lực của triều đại Khalip Abbasid bị ngày càng suy sụp. ở Iran xuất hiện một số triều đại nhỏ bán độc lập, một số trong đó chỉ có thể kể bằng tên. Ví dụ đó là Saffarids hay Những người thợ đúc đồng, được thành lập bởi một tên cướp đường quốc lộ và dựa vào Sistan; và Samanids, chủ yếu tập trung ở Afghanistan hiện đại. Triều đại Ghaznavids, người đã trải rộng từ Afghanistan tới ấn Độ và cũng xâm nhập nhiều lần vào Ba Tư vào đầu thế kỷ thứ 11 thì quan trọng hơn vì họ vẫn duy trì quyền lực ở địa phương trong hơn hai thế kỷ và đã để lại các công trình kiến trúc có giá trị ở Afghanistan. Thời kỳ Seljuk (năm 1037-1194) Iran, giống như Tây Âu, nổi lên vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên từ một giai đoạn hỗn loạn lớn thành một mối bất hoà nhỏ; điều hứa hẹn một sự ổn định tương đối đã đem đến một thời kỳ vĩ đại của các toà nhà. Và chính vì tên của thời đại này và các triều đại kế tiếp mà kiến trúc Hồi giáo ở Iran được kết hợp. Seljuk, giống như những người kế tục họ, đến từ phía Đông Bắc. Họ là thành viên của một bộ tộc nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ từ Turkistan, được biết như Ghuzz, và sớm chuyển thành người theo Mohammed chính thống gọi là Sunni. Hành động xâm lược đầu tiên của họ là chiếm đoạt Marv từ Ghaznavids và vào năm 1043 họ đã được thành lập vững chắc ở Khorassan. Mười hai năm sau, người lãnh đạo của họ là Toghrol Beg tiến vào Bát-đa và được Khalip gọi là “Phó nhiếp chính của người kế vị Thiên sứ và Thượng đế của tất cả người Hồi giáo”. Những người kế vị ông là Alp Arsalan (1063-72), Malik Shah (1972-92) và Sultan Sanjar (1096-1157). Alp Arsalan xâm lược Tiểu á và tiến hành một vài cuộc viễn chinh thành công chống lại người Hy Lạp; ông được tả là có bộ râu mép dài đến nỗi họ phải buộc về phía sau người khi ông bắn. Cả ông và con trai ông Malik Shah hàm ơn nhiều vào công sức và lời khuyên sáng suốt của tể tướng của họ - Nizam ol-Molk, người bảo trợ của Omar Khayyam. Thứ bậc không bao giờ được thiết lập hoàn toàn ở các lãnh địa của Seljuk. Bản thân gia đình bị chia rẽ bởi mối bất hoà bên trong - có sự chia cắt và thỉnh thoảng có các triều đại đối địch ở Kerman và Irắc. Họ hoàn toàn không thể ngăn chặn sức mạnh ngày càng gia tăng của Assassins, người chịu trách nhiệm trong việc giết Nizam ol-Molk và cũng có thể cả Malik Shah. Thời kỳ Mông Cổ Năm 1221 Mông Cổ xâm lược Iran, để lại sự chết chóc và phá huỷ theo sau quân đội của họ. Một lần nữa, giống như 6 thế kỷ trước đó, các sự kiện chuyển động nhanh thật kinh ngạc. Giữa năm 1219 và 1227, bộ lạc du cư Mông Cổ đã tràn qua và tàn phá nặng nề Bokhara, Samarqand, Marv, Neishabur và toàn bộ miền bắc Iran. Sự cướp bóc, giết người, hãm hiếp và phá hoại trong cuộc xâm lược này là chưa từng có trong lịch sử; sự tổn thất cho nghệ thuật và kiến thức ở miền bắc Iran là không thể tính nổi. May mắn là miền nam đã tránh thoát được và điều này đã giúp rất nhiều cho việc khôi phục cuối cùng. Chingiz Khan (1165-1227) để cho cháu trai ông là Hulagu Khan lập nên quyền thống trị của Mông Cổ ở Iran. Một phần tư thế kỷ sau, Iran trở thành trung tâm của một triều đại Mông Cổ mới được các sử gia gọi là Ilkhans. Làn sóng xâm lược thứ hai của Mông Cổ bắt đầu từ năm 1251 khi Hulagu Khan bắt đầu tàn phá Assassin trong pháo đài núi của họ và tiêu diệt Khalip ở Bát-đa. Hắn đã thành công cả hai - với cái giá của các cuộc tàn sát đẫm máu và tàn phá rộng lớn hơn. Tuy nhiên, người Mông Cổ sau này đã tham gia vào cuộc khai hoá văn minh và thậm chí văn hoá, dường như để sửa chữa cho tội lỗi của tổ tiên họ. Người Mông Cổ cũng khuyến khích du lịch; bản thân họ là những người du lịch không biết mệt mỏi, điều này chắc chắn là một hình thức công tác quần chúng đến với họ một cách tự nhiên. Marco Polo là người hưởng lợi nổi tiếng nhất của họ. Tuyến đường của ông đi qua Iran là một dấu hiệu của các trung tâm quan trọng thời bấy giờ: Tabriz, (mau chóng trở thành thủ đô Mông Cổ), Saveh, Kashan, Yazd, Kerman, Hormoz, Sirjan, Kerman lần nữa, Tabas và Neishabur. Vì họ đã ổn định cuộc sống, người Mông Cổ bắt đầu một kỷ nguyên mới của ngôi nhà vĩ đại. Ghazan Khan lập nên một cơ quan tôn giáo và giáo dục tráng lệ ở Tabriz, và xây dựng ở ngoại ô của thành phố này một ngôi mộ cho chính mình. Oljaitu (1304-16) đã hoàn thành thành phố của Sultanieh, bao gồm cả lăng mộ vĩ đại mà vẫn còn tồn tại và mang tên ông. Sau cái chết của Oljaitu năm 1316, triều đại bị sụp đổ do cãi vã nội bộ và một giai đoạn hỗn độn xảy ra, trong đó yếu tố tương đối ổn định duy nhất là do triều đại Muzaffarid mang lại ở Nam Iran, một trong số họ là Shah Shoja, nổi tiếng trong lịch sử như là một người bảo trợ của nhà thơ Hafez. Sự sụp đổ của chính phủ trung ương có tổ chức nghĩa là mở đường cho làn sóng xâm lược sau này từ Trung á của Timur Lang. Thời kỳ Timurids (năm 1369-1500) Tinur (Tamerlane) xuất hiện với giấc mơ khôi phục lại Đế quốc Mông Cổ vĩ đại. ở miền Bắc, ông cướp bóc Mátxcơva năm 1382. Năm 1398 ông xâm lược ấn Độ. Năm 1402 ông đánh bại và bắt giữ Vua Ottoman là Bayazid. Nói chung ông hầu như không để lại gì ở Iran ngoài danh tiếng của mình, thậm chí không một cuộc phá phách điên cuồng. Những người kế vị của Timur cũng không để lại một dấu vết nào tại Iran. Họ hầu hết là các quốc vương vắng mặt, ưa cư trú ở vùng Đông Bắc hơn. Shahrokh (1408-1447) dời thủ đô từ Samarqand tới Herat nơi ông đã làm nhiều thứ trở nên đẹp đẽ hơn; vợ ông, Gowhar Shad có trách nhiệm trong việc xây dựng thánh đường Hồi giáo lớn ở trung tâm của nơi linh thiêng tại Mashhad; con trai của ông, Ulugh Beg là một nhà thiên văn học trứ danh, một thi sĩ và một người bảo trợ cho văn học. Sau thời điểm giữa thế kỷ thứ 15, một tình trạng hỗn độn và lộn xộn, có lẽ phức tạp hơn cả trước đó hay sau này, là sự kiện chính. Tại thời điểm này, lịch sử Iran lại quay trở lại một cách lạ lùng. Ngoài tình trạng rối loạn mất trật tự, tiếp đó trong khoảng tám thế kỷ rưỡi của ách thống trị ngoại bang, nổi lên một triều đại có tính dân tộc thực sự hơn bất kỳ triều đại nào từ thời Sassania và chắc chắn có thể sánh với nó trong huy hoàng và danh tiếng. Thời kỳ Safavid (năm 1501-1722) Triều đại Safavid được lập nên bởi Shah Ismail khôi phục lại trật tự trong nước của Iran và thiết lập giáo phái Shiite như tôn giáo của dân tộc. Sau khi đấu tranh vì ngai vàng, Quốc vương Ismail hành quân về phía đông để tấn công Uzbeks - những người mà hàng năm đã tấn công vào tỉnh giàu có Khorassan. Ông đã hoàn toàn thành công trong cuộc viễn chinh của mình. Nhưng Shah Ismail đã không may mắn trong việc vua Salim Tàn nhẫn, một trong những chiến binh vĩ đại nhất của triều đại Osman có mặt như kẻ thù của ông. Kiên quyết đào tận gốc nền quân chủ Shiite trước khi nó mọc rễ, Salim đã dẫn quân đội kinh khủng nhất thời đại chống lại những kỵ binh của Shah Ismail. Từ kết quả chiến thắng của họ, người Thổ đã thôn tính vào các tỉnh phía Tây Iran và chiếm giữ trong nhiều năm. Quốc vương Shah Ismail mất năm 1502. Con trai ông, Shah Tahmasp, trị vì trong hơn 50 năm (1524-1575) - một giai đoạn đáng ghi nhớ trước hết vì các cuộc đấu tranh kéo dài và gay go với người Thổ, kết quả là mất Mesopotamia; rời thủ đô từ Tabriz lộng gió tới Qazvin an toàn hơn; và các vương quốc phương Tây ve vãn nền quân chủ Iran, hy vọng khai thác sự cạnh tranh giữa Ottoman - Iran và mối bất hoà giữa Shiite-Sunnite tới thế bất lợi của triều đình Safavid và khía cạnh phương đông và ngoại lai của một đất nước hầu như chưa được biết đến. Lần đầu tiên từ thời Achaemenia, một triều đại Iran giành được tiếng tăm quốc tế. Triều đại Safavid đạt tới đỉnh cao của nó trong thời gian trị vì (1587-1629) của Shah Abbas I (Abbas Vĩ đại). Ông đã đánh bại không chỉ người Uzbek mà còn cả người Thổ và do vậy lấy lại được các tỉnh phía Tây của Iran. Ông đã đánh đuổi người Bồ Đào Nha, những người đã lập nên các thuộc địa ở Vịnh Ba Tư vào đầu thế kỷ 16. Nhưng sự thắng lợi của ông trong chiến tranh, vĩ đại như cuộc chiến này, đã bị những thành tựu của ông trong các nghệ thuật của hoà bình vượt trội lên. Ông đã rời trung tâm của chính phủ từ Qazvin tới Esfahan; thiết lập các mối quan hệ thương mại với Anh và tổ chức lại quân đội. Ngoài ra, ông khôi phục lại an ninh cho các tuyến đường buôn bán, xây dựng cầu và trạm nghỉ chân cho đoàn buôn mà ngày nay, mặc dù bị suy tàn, đã chứng tỏ sự khuyến khích của ông tới các thương gia và khách lữ hành. Những cây cầu nguy nga tráng lệ và các đại lộ trang nghiêm ở Esfahan dẫn tới Quảng trường Hoàng gia tráng lệ (nay là Quảng trường Imam), xung quanh là những tòa nhà lớn trong số đó là Thánh đường Hồi giáo Hoàng gia (nay là Thánh đường Hồi giáo Imam). Người châu Âu từ nhiều quốc gia đã đến thăm và mô tả vẻ đẹp rực rỡ của Iran. Trong số họ có các anh em nhà Shirley cũng như Chardin mà những tác phẩm của họ đã khám phá ra một kiến thức sâu sắc về Iran, lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc của nó. Không may, với tất cả phẩm chất xuất chúng của Abbas Vĩ đại, thời Phục hưng của Iran chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi. Triều đại Safavid đã đấu tranh trong một trăm năm sau cái chết của ông, duy trì lâu hơn bởi những vinh quang trong quá khứ hơn là bởi bất kỳ giá trị nào của những người kế vị ông. Shah Safi (1628-41), Abbas II (1641-68), Suleiman (1668-94) và Hossein (1694-1729) là đại diện cho một sự thoái hoá đáng buồn từ dòng dõi thánh thiện mà họ đã xuất thân từ đó. Điều kỳ diệu không phải là triều đại Safavid sụp đổ khi nào mà là thời gian quá lâu để làm sụp đổ được nó. Tình trạng bất ổn đã lan nhanh sau khoảng năm 1715, được ấp ủ bởi người Afghanistan và Uzbek ở miền đông bắc, người Kurd ở phía tây và người ả Rập ở phía nam. Năm 1722 một đội quân nhỏ nhưng tinh nhuệ của người Afghanistan xuất hiện trước Esfahan, đánh bại nặng nề quân đội to lớn của Iran, chiếm giữ và cướp bóc thành phố và thảm sát nhiều thường dân. Người Nga và người Thổ thừa thế xông vào chiếm đoạt những gì có thể làm chiến lợi phẩm ở phía bắc và phía tây; Hossein bị bắt và thoái vị và con trai ông là Tahmasp trở thành quốc vương phải tha hương và sống ở Mazandaran, nơi các thành viên của bộ tộc Qajar và Afsahr tập hợp dưới ngọn cờ của ông. Một trong những người sau đó là Nader Quli nắm quyền chỉ huy quân đội, đánh bại người Afghanistan và năm 1730 dọn sạch phần lớn đất nước. Thời kỳ Afshar (năm 1735-1747) Năm 1736, bản thân Nader lấy tước hiệu quốc vương, ngay lập tức ông đã tiến hành một cuộc chiến chống lại người Afghanistan và chiếm giữ Kandahar, quê hương của những người Afghanistan Ghilizai. Năm 1738 ông xâm lược ấn Độ và trong một chiến dịch đơn độc đã chiếm được một lượng lớn của cải, bao gồm cả Ngai vàng Con công thần kỳ và viên kim cương Kuh-e Nur. Ông ta hình như tiếp tục một sự nghiệp bành trướng vì không biết làm gì hơn. Ông đã chọn Mashhad làm thủ đô và hình như để xoa dịu người Afghanistan - làm hài lòng thần dân của giáo phái Sunni của ông với sự trả giá bằng sinh mệnh của Shi’ite. Là một kẻ cai trị bạo ngược, ông đã bị ám sát năm 1747 và trong năm mươi năm tiếp theo lịch sử Iran hầu như không thể hiểu được. Về cơ bản là có một cuộc chiến ba bên giữa con cháu của Nader Shah, gia đình Zand và Qajars. Trong một khoảng thời gian dài, Shahrokh, cháu trai của cả Nader và Shah Hossein, duy trì ngai vàng ở Mashhad chỉ trên danh nghĩa, nhưng đã mù quáng và thỉnh thoảng bị cầm tù nên ông không có quyền lực đáng kể nào. Thời kỳ Zands (năm 1750-1794) Triều đại Afshar được nối tiếp bởi triều đại Zand (1750-94) được Karim Khan Zand thiết lập, người được biết đến nhiều nhất như Vakil (Quan nhiếp chính), người đã đặt thủ đô ở Shiraz, tô điểm thành phố bằng nhiều toà nhà đẹp và tôn trọng các thi sĩ. Sự thống trị trong hai mươi năm của ông (1759-79) đã mang lại một giai đoạn hoà bình và hồi phục sự thịnh vượng trên toàn Iran, trừ tỉnh Khorassan. Ông là người duy nhất trong giai đoạn này mà người ta không nổi dậy vì căm phẫn. Mặc dù có quyền hành hầu khắp Iran, Karim Khan chưa bao giờ mang tước hiệu quốc vương. Với cái chết của ông ở tuổi tám mươi (năm 1779), người Qajars đã liều lĩnh đấu tranh trong mười lăm năm để giành lấy quyền lực cao hơn. Lãnh đạo của họ là Agha Mohammad đã tấn công Zands trong trận chiến với sự phản bội và cuối cùng bằng sự tàn sát hàng loạt, đầu tiên ở Kerman và sau ở Bam. Tại đó, Lutf-Ali Khan, thủ lĩnh trẻ tuổi người Zand cuối cùng đã bị bắt, bỏ lại cho người Qajars quyền kiểm soát không thể bác bỏ ngai vàng vấy máu vào năm 1794. 2. Lịch sử đương đạI Triều đại Qajar (năm 1795-1925) Sau cái chết của Karim Khan, một cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa người Zand, Qajar và các nhóm bộ lạc khác lại một lần nữa đẩy đất nước vào tình trạng rối ren và phá vỡ đời sống kinh tế. Lần này, Agha Mohammad Qajar đã đánh bại quốc vương Zand cuối cùng ra khỏi Kerman năm 1794 và trở thành người đứng đầu đất nước, bắt đầu triều đại Qajar cho đến tận năm 1925. Vị vua này đã khiến dân chúng phải kính trọng và sợ hãi vì rất hung bạo. Mặc cho tính cách và sự tàn ác của mình và có thể vì thế mà kẻ thù của ông ta đã bị thua nhanh chóng và nơi nào chống cự phải trả giá đắt cho điều đó, chẳng bao lâu, ông đã thống nhất toàn bộ Iran bao gồm Iran hiện nay và Afghanistan và một số đường của những nước cộng hoà hiện tại ở phía bắc Iran. Ông khinh miệt Nữ hoàng Catherine vì đã can thiệp vào các tỉnh phía bắc Iran. Ông đã tấn công vào lãnh thổ Nga và dễ dàng giành được Georgia và Armenia và cuối cùng định thâu chiếm Mát-xơ-cơ-va. Một số nhà sử học tin rằng ông đã và sẽ còn sống, nhưng vào đêm trước khi ông định tiến quân lên hướng bắc, ông đã bị các thành viên trong đoàn tuỳ tùng của mình ám sát. Ông đã bị giết hại vào cái đêm chỉ sau khi Nader bị giết (năm 1797). Đầu thế kỷ 19, triều đại Qajar bắt đầu phải đối mặt với áp lực của hai cường quốc lớn trên thế giới là Nga và Anh. Quyền lợi của Anh ở Iran xuất hiện ngoài nhu cầu bảo vệ tuyến đường buôn bán với ấn Độ trong khi Nga muốn vươn tới “vùng biển ấm áp” trong vịnh Ba Tư và mở rộng sang lãnh thổ Iran từ phía Bắc. Trong hai cuộc chiến tranh tàn khốc với Nga và kết thúc bằng Hiệp ước Gulistan (năm 1812) và Hiệp ước Turkmanchay (năm 1828), Iran đã mất toàn bộ lãnh thổ phía Bắc Cáp ca dơ của sông Aras. Sau đó, vào nửa sau thế kỷ, Nga đã buộc triều đại Qajar từ bỏ tất cả mọi yêu sách đối với đất đai ở khu vực Trung á. Trong khi đó, Anh đã hai lần đưa quân đến Iran để ngăn chặn triều đại Qajar lên tiếng đòi quyền lực ở Herat (Afghanistan ngày nay) đã bị mất sau sự sụp đổ của vương triều Safavid. Theo Hiệp ước Pari năm 1857, Iran giao lại cho Anh mọi yêu sách đối với Herat và đất đai ở Afghanistan ngày nay. Hai cường quốc lớn này cũng đã thống trị nền thương mại của Iran và can thiệp vào công việc nội bộ của Iran. Họ hưởng sự ưu việt hơn hẳn về kỹ thuật và quân sự và có thể lợi dụng những vấn đề nội bộ của Iran. Chính quyền trung ương của Iran thì yếu kém, lợi nhuận nói chung không đủ cung cấp cho triều đình hoàng gia, quan lại và quân đội; giai cấp cầm quyền bị phân chia và thối nát, người dân phải chịu đựng sự bóc lột của những kẻ cầm quyền. Khi Naser ad Din lên ngôi năm 1848, tể tướng Mirza Taqi Khan Amir Kabir đã cố gắng củng cố chính quyền bằng cách cải cách hệ thống thuế, xác lập sự kiểm soát trung ương đối với các quan lại và thống đốc các tỉnh, khuyến khích thương mại và công nghiệp, giảm ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài. Ông đã thành lập một trường học mới - Dar ol Fonun - để đào tạo những nhân vật tinh hoa của những môn khoa học mới và ngoại ngữ. Tuy nhiên, quyền lực tập trung trong tay của ông gây ra sự ghen tỵ trong giới quan lại và sự lo ngại của nhà vua. Ông đã bị cách chức và tử hình năm 1851, cùng chung số phận với những tể tướng đầy quyền lực trước đó. Từ đây bắt đầu “kỷ nguyên của nhượng bộ” và dâng nộp những độc quyền về kinh tế, thương mại lớn của đất nước cho nước ngoài, đổi lại sự hối lộ cho quan chức hay tiền để cung cấp cho triều đình hoàng gia. Đó là nhượng bộ trong việc xây dựng đường sắt và việc thành lập ngân hàng đầu tiên cho Baron Reuter, một công dân Anh. Sau đó, vào năm 1890, ngành thuốc lá độc quyền của đất nước nhường lại cho một công ty khác của Anh thông qua việc hối lộ các quan chức lãnh đạo. Cuộc tranh luận đã gây ra sự phản kháng mạnh mẽ của dân chúng, giáo sĩ và các nhà buôn. Khi giáo sĩ Mirza Hasan Shirazi ban hành fatwa “quyết định tôn giáo” cấm việc mua bán và sử dụng thuốc lá, lệnh cấm này được theo dõi rộng rãi và buộc quốc vương Nasser-uddin Shah phải từ bỏ nhượng bộ với cái giá đắt của một ngân khố đã hoàn toàn kiệt quệ. Những năm cuối cùng của triều đại Naser ad Din Shah có đặc điểm là sự tham nhũng ngày càng gia tăng của quan lại và hoàng gia, sự áp bức dân cư nông thôn và sự thờ ơ đối với vai trò của quốc vương Shah. Bộ máy thuế sụp đổ, rối ren trở nên đặc hữu ở các tỉnh. Những tư tưởng mới và đòi hỏi cải cách cũng trở nên phổ biến. Năm 1896, được sự khuyến khích của nhà thuyết giáo đạo Hồi nổi tiếng và nhà hoạt động chính trị Jamal ad Din Al Asadabadi, một thanh niên Iran đã ám sát quốc vương Shah. Trong nước, do thiếu kinh nghiệm trong ngoại giao và chính trị quốc tế, Iran nhanh chóng trở thành nơi cạnh tranh thuộc địa giữa Nga và Anh, những người mà ngày càng đòi hỏi sự nhượng bộ của Iran và áp đặt những điều kiện không thương tiếc. Chính phủ trung ương của Iran bị suy yếu và mất hết sự kiểm soát chuyên quyền trên toàn đất nưóc và nhân đây, Iran đã nắm lấy cơ hội đòi và chiếm được hệ thống chính phủ thể chế. Tuy nhiên vào năm 1906, chỉ ít lâu trước khi chết, Quốc vương Mozaffar Al-Din Shah chấp thuận quyền có một Hiến pháp và một quốc hội đích thực và sự hạn chế quyền lực của quốc vương. Khoảng một năm sau, Mohammad Ali Shah đã bãi bỏ Hiến pháp nhưng chẳng bao lâu lại phải nhượng bộ do phải đối mặt với cuộc nổi dậy dân tộc năm 1908. Hiến pháp được khôi phục và Iran thật sự bước chân vào thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, do sự yếu kém của chính phủ trung ương, hoàn cảnh nội bộ trở nên lộn xộn khiến cho Nga và Anh lợi dụng tình hình để năm 1907 một hiệp ước do hai cường quốc ký chia Iran thành 2 “khu vực ảnh hưởng”, miền Bắc nằm dưới ảnh hưởng, kiểm soát của Nga và miền Nam trên thực tế do người Anh chi phối, mặc dù Iran vẫn chính thức giữ được độc lập. Với cuộc cánh mạng Nga và sự sụp đổ của chế độ Nga Hoàng, ảnh hưởng của Nga bị giảm bớt và thậm chí có lúc biến mất hoàn toàn, mặc dù sau đó nó quay trở lại cùng với chính quyền của Stalin, lúc đầu như một đối thủ lớn mà người Anh phải tranh giành và sau đó là một đồng minh của họ. Vào lúc này, Reza Khan, một quân nhân Iran tỏ ra là một sự ban tặng lớn đối với giới lãnh đạo quân sự và tổ chức và đã trở thành sĩ quan từ vị trí một binh nhì khi mà quân đội I ran đang nằm dưới sự giám sát và chỉ đạo của sĩ quan Nga hoàng với tư cách là cố vấn quân sự. Sĩ quan Nga rời quân đội I ran kể từ sau cách mạng tháng Mười, giá trị người lính của Reza Khan càng trở nên rõ ràng hơn và được đánh giá cao. Lúc đó, người Anh không còn bị quấy rối bởi sự kình địch của Nga và ủng hộ chính phủ trung ương vững chắc ở Iran để bảo vệ những lợi ích của họ, đặc biệt là trong ngành công nghiệp dầu lửa. Vị vua cuối cùng của triều đại Qajar Ahmad Shah đã không bằng lòng hợp tác với người Anh; và Majlis (Quốc hội) mà đã có thời Anh ủng hộ thì bây giờ là một trở ngại đối với họ. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Iran muốn tránh sự vướng víu vào Thế chiến lần thứ nhất bằng cách tuyên bố trung lập nhưng lại kết thúc như là một chiến trường của quân đội Nga, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Khi chỉ điểm Đức tìm cách khuấy động các bộ lạc ở miền Nam chống lại người Anh, Anh đã lập một lực lượng vũ trang, Đội quân Nam Ba Tư để bảo vệ lợi ích của mình. Sau đó một nhóm nhân sĩ Iran mong muốn thoát khỏi sự thống trị của Nga-Anh và đồng tình với nỗ lực chiến tranh của Đức, đã bỏ lại Tehran đầu tiên là cho Qom và sau đó là cho Kermanshah để thành lập một chính phủ lâm thời. Chính phủ lâm thời chấm dứt theo thời gian chiến tranh nhưng không giành được nhiều ủng hộ. Vào thời kỳ cuối chiến tranh, do Nga phải bận tâm với chính cuộc cách mạng trong nước nên Anh là ảnh hưởng chủ yếu ở Iran. Ngoại trưởng, Thượng nghị sĩ Curzon đã đề xuất một hiệp ước mà theo đó Anh sẽ cung cấp cho Iran một khoản vay và các cố vấn cho quân đội và hầu như tất các cơ quan chính phủ. Thủ tướng Iran Vosuq od-Dowleh và hai thành viên trong nội các của mình đã nhận một khoản hối lộ và ủng hộ hiệp ước này. Hiệp ước Anh-Ba Tư năm 1919 được xem như là sự thiết lập bảo hộ của Anh đối với Iran. Tuy nhiên, nó đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ và Quốc hội đã từ chối không thông qua. Hiệp ước đã không còn hiệu lực khi sĩ quan Lữ đoàn Ba Tư-Cô dắc phối hợp với nhà báo nổi tiếng Sayyid Zia ad din Tabatabai vào tháng 2-1921 tiến quân vào Tehran và nắm lấy chính quyền, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử hiện đại của Iran. Tabatabai trở thành thủ tướng và Reza Khan là Tư lệnh lực lượng vũ trang trong chính phủ mới. Tuy nhiên Reza Khan nhanh chóng nổi lên là một nhân vật có ảnh hưởng lớn. Trong vòng 3 tháng, Tabatabai bị buộc từ chức và lưu vong. Reza Khan trở thành Bộ trưởng chiến tranh. Năm 1923, quốc vương Ahmad Shah đồng ý bổ nhiệm Reza Khan làm thủ tướng và rời đi châu Âu. Quốc vương không bao giờ trở lại. Reza Khan coi trọng thành lập nền cộng hoà như là Ataturk đã làm ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đã từ bỏ ý định do sự phản đối của các giáo sĩ. Tháng 10-1925, Majlis (Quốc hội) do người của Reza Khan chiếm ưu thế đã phế truất triều đại Qajar, tháng 12, Majlis đã phong vương miện cho Reza Khan và những người thừa kế. Một sĩ quan quân đội đã trở thành người chủ đất nước Iran được tôn lên làm quốc vương Reza Shah Pahlavi vào tháng 4 năm 1926. Triều đại Pahlavi (1925-1979) Quốc vương Reza Shah Reza Khan, một sĩ quan quân đội thất học lên ngôi và lấy tước hiệu quốc vương “Shah” mà người ta tin rằng đó là sự kiện bị Anh lôi kéo. Trong suốt thời gian cầm quyền, ông đã củng cố quyền lực trung ương, thành lập lực lượng vũ trang nhiều thành phần hỗn tạp, ban bố một chương trình cải cách rộng rãi để bù vào những tác động bất lợi của những năm dài sao lãng của thời kỳ Qajar. Quốc vương Reza Shah đối phó nghiêm khắc với các đối thủ chính trị của mình và sử dụng lực lượng có vũ trang rộng rãi để bình định đất nước và kiểm soát được những bộ lạc nổi loạn. Ông có cảm tình sâu sắc với sự tiến bộ về kinh tế và công nghiệp đáng chú ý của châu Âu. Ông đã quyết định giới thiệu trật tự xã hội và cách sống châu Âu với người Iran mở đầu cho sự tiến bộ và phồn vinh. Reza Shah áp đặt cách ăn mặc phương Tây đối với người Iran, cả nam và nữ, cảnh sát buộc phụ nữ Iran phải bỏ mạng và khăn trùm đầu khi xuất hiện ở nơi công cộng. Hầu hết phụ nữ Iran thích ở nhà hơn để tránh luật bắt buộc mặc trang phục châu Âu trong một thời gian dài. Mặc dù một số dự án kinh tế và phát triển của quốc vương Reza Shah giành được phổ biến và giúp giảm bớt khó khăn nhưng sự thống trị áp chế, không tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo và phong tục văn hoá của dân tộc đã lật đổ những đóng góp tích cực của ông. Ông là một người tham lam và tìm mọi cách kể cả bất hợp pháp, đe doạ, tống tiền để chiếm hữu những mảnh đất màu mỡ và tài sản. Hàng nghìn đối thủ của ông ta bị xử chết, bị giam lâu trong tù hay bị lưu vong. Ông ta rất ghét giới giáo sĩ và dùng mọi thủ đoạn để phỉ báng họ. Sự thống trị chuyên quyền của ông ta và những chính sách không được lòng dân chúng làm cho nhân dân, giới giáo sĩ và trí thức xa lánh mà chỉ mang lại lợi ích cho tầng lớp thống trị, hoàng gia và bạn bè chí thân của ông ta. Trong khi đó, quốc vương Reza Shah bắt đầu có thay đổi trong vấn đề đối ngoại. Năm 1928, ông đã bãi bỏ thỏa ước mà từ thế kỷ 19 người châu Âu ở Iran hưởng đặc quyền lệ thuộc vào toà án lãnh sự của họ hơn là bộ máy tư pháp của Iran. Nghi ngờ tất cả, quốc vương đã hạn chế liên lạc với các sứ quán nước ngoài. Quan hệ với Liên bang Xô Viết đã bị xấu đi vì các chính sách thương mại những năm 1920, 1930 ảnh hưởng xấu đến Iran. Năm 1932, quốc vương Shah làm mất lòng Anh bằng cách hủy bỏ hiệp ước trong đó công ty dầu Anh-Ba tư chuyên sản xuất và xuất khẩu dầu của Iran. Mặc dù một hiệp ước mới và được cải tiến cuối cùng đã được ký, nó không thoả mãn được nhu cầu của Iran và để lại ấn tượng xấu cho cả hai bên. Để làm cân bằng ảnh hưởng của Anh và Liên bang Xô Viết, quốc vương Reza Shah đã khuyến khích doanh nghiệp thương mại của Đức ở Iran. Trong thời gian trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức là một đối tác buôn bán lớn nhất của Iran. Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự sụp đổ của quốc vương Reza Shah Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, Iran tuyên bố trung lập nhưng chẳng bao lâu tình hình đã thay đổi. Anh khó chịu khi Iran từ chối yêu cầu của quân Đồng minh trục xuất các công dân Đức ra khỏi đất nước. Khi Hít-le xâm lược Liên bang Xô Viết năm 1941, quân Đồng minh cần vận chuyển gấp vũ khí chiến tranh qua Iran sang Liên bang Xô Viết, một hoạt động phá vỡ thế trung lập của Iran. Kết quả là Anh và Liên bang Xô Viết đồng thời tiến vào Iran ngày 26-8-1941, người Xô Viết từ hướng tây bắc và Anh vượt biên giới Irắc từ phía tây và đầu vịnh Ba Tư ở miền nam. Cuộc kháng chiến mau chóng bị thất bại. Quốc vương Reza Shah hiểu rằng quân Đồng minh sẽ không cho ông ta duy trì quyền lực, do vậy ông đã thoái vị ngày 16 tháng 9 cho con trai lên ngôi với tước hiệu Mohammad Reza Shah Pahlavi. Quốc vương Reza Shah cùng một số thành viên trong gia đình bị Anh đưa tới Mauritius và sau đó tới Johannesburg, Nam Phi, nơi mà quốc vương Reza Shah đã chết tháng 7 năm 1944. Triều đại Pahlavi cuối cùng Sự chiếm đóng Iran chứng tỏ sự quan trọng sống còn đối với sự nghiệp của quân Đồng minh và đưa Iran gần với các cường quốc phương Tây hơn. Anh, Liên bang Xô Viết và Mỹ cùng tìm cách chuyển hơn 5 triệu tấn đạn dược và các vũ khí chiến tranh khác qua Iran sang Liên bang Xô Viết. Thêm vào đó, tháng 1 năm 1942, Iran ký hiệp ước đồng minh ba bên với Anh và Liên bang Xô Viết trong đó Iran đồng ý mở rộng trợ giúp phi quân sự cho nỗ lực chiến tranh. Đổi lại hai cường quốc đồng minh chấp thuận tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Iran, rút quân khỏi Iran trong vòng sáu tháng kết thúc chiến tranh. Tháng 9 năm 1943, Iran tuyên chiến với Đức, vì thế đủ tiêu chuẩn là thành viên của Liên Hợp Quốc. Tháng 11 tại Hội nghị Tehran, Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Winston Churchil và Thủ tướng Josef Stalin đã tái khẳng định cam kết công nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Iran. Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh rất nặng nề đối với Iran. Thực phẩm và các nhu yếu phẩm thì khan hiếm. Lạm phát trầm trọng tác động mạnh vào tầng lớp trung lưu và thấp trong khi của cải làm ra là của những người buôn bán những mặt hàng khan hiếm. Sự có mặt của quân đội nước ngoài thúc đẩy sự thay đổi xã hội và làm tăng tình cảm dân tộc và bài ngoại. Dòng người nông thôn tràn vào các thành phố cũng làm tăng thêm bất ổn chính trị. Quốc hội (Majlis) do những người có của chiếm ưu thế hầu như không làm gì để cải thiện tình hình này. Những quyền hành chính trị của thời kỳ Reza Shah bị loại bỏ trong khi hoạt động báo chí và đảng phái được phục hồi. Tháng 9 năm 1944, cả các công ty Mỹ lẫn Liên bang Xô viết đều muốn đàm phán về nhượng bộ dầu lửa ở Iran ở năm tỉnh phía bắc. Tuy nhiên, tháng 12, quốc hội đã thông qua đạo luật cấm chính phủ thảo luận nhượng bộ về dầu lửa trước khi chiến tranh kết thúc. Điều này dẫn tới những thay đổi rất lớn trong tình hình chính trị, xã hội trong khu vực. Tháng 12, 1945, Đảng Dân chủ Azarbaijan có quan hệ thân thiết với Liên bang Xô Viết đã tuyên bố thành lập nước cộng hoà tự trị. Cùng chung động thái, các nhà hoạt động ở nước Kordestan láng giềng cũng thành lập nước cộng hoà Kurd Mahabad. Cả hai nước cộng hoà tự trị này đều nhận được ủng hộ của Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, quân đội Xô Viết vẫn ở lại các vùng như Khorasan, Gorgan, Mazandaran và Gilan. Sau đó, Anh, Mỹ rút quân theo những cam đoan trong hiệp ước. Thủ tướng Ahmad Qavam chấp nhận đệ trình nhượng bộ dầu lưả lên Quốc hội và đàm phán giải quyết hoà bình trong cuộc khủng hoảng Azarbaijan với chính phủ Pishevari. Vào tháng 4, chính phủ ký hiệp định dầu lửa với Liên bang Xô viết. Tháng 5, theo thoả thuận với Mỹ, Anh và Liên hợp quốc, quân đội Xô viết rút khỏi lãnh thổ Iran. Tháng 12, quân đội Iran được gửi tới tỉnh Azarbaijan. Từ động thái này, những vấn đề mới đã nảy sinh. Trong quốc hội, một khối các đại biểu đã tiến hành tổ chức ra Mặt trận Dân tộc do Mohammad Mossadeq lãnh đạo và không ủng hộ hiệp ước nhượng bộ về dầu lửa với 102 phiếu biểu quyết chống lại 2. Quốc hội cũng thông qua một dự luật cấm bất kỳ sự nhượng bộ về dầu lửa cho nước ngoài và yêu cầu chính phủ trực tiếp khai thác nguồn dầu lửa. Tiếp đó, tình hình tiếp tục thay đổi rất nhanh khi vào năm 1947, Iran và Mỹ ký hiệp ước trợ giúp quân sự và một phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ giúp đào tạo quân đội Iran. Quốc vương Mohammad Reza trẻ tuổi trong vài năm vẫn duy trì ít ảnh hưởng, cho phép quốc hội ủng hộ chính phủ cai trị đất nước. Dần dần ông không còn kiên nhẫn và cố gắng mở rộng quyền lực, lôi kéo các chính trị gia địa phương. Năm 1951, chính phủ của tiến sĩ Mossadegh đã quốc hữu hoá ngành công nghiệp dầu lửa. Người Anh đã phản ứng quyết liệt và áp đặt lệnh trừng phạt với Iran hầu như làm tê liệt ngành công nghiệp dầu lửa và kinh tế của đất nước. Mỹ cùng phe với Anh đã làm mọi thứ có thể đảo ngược chiều hướng của các sự kiện ở Iran. Quốc vương công khai đối đầu chống lại Mossadegh và hạ bệ ông ta nhưng bản thân quốc vương phải chạy trốn khỏi đất nước năm 1952 do những người ủng hộ Mossadegh nổi loạn chống lại quốc vương. Tuy nhiên, tháng 8 năm 1953, một cuộc đảo chính do CIA sắp đặt và tài trợ đã lật đổ chính phủ Mossadegh và một thời đại của chế độ độc tài do một người cai trị và đàn áp của quốc vương Mohammad Reza bắt đầu. Iran kết thân với phe phương Tây và là một đồng minh của Mỹ. Quốc vương Shah, dưới vỏ bọc hiện đại hóa tiến hành những chính sách không được lòng dân của vua cha và dần đưa bản thân xa với hiện thực. Quốc hội thường được sử dụng như con dấu cao su cho ý tưởng của quốc vương. Thủ tướng và các thành viên nội các làm theo mệnh lệnh của quốc vương. Ông ta chi một khoản tiền lớn cho quân đội và đóng vai trò cảnh sát của Mỹ trong khu vực trong khi đất nước đang rất cần tiền của cho các dự án phát triển cơ bản và xoá đói giảm nghèo. Hàng nhiều thế kỷ qua, giới giáo sĩ đạo Hồi đã giành được sự kính trọng của quần chúng nhân dân và mọi người luôn luôn hướng tới giới giáo sĩ dòng Shi’ite như là người giám hộ cho độc lập dân tộc và các quyền cơ bản của con người. Quốc vương Mohammad Reza cũng như vua cha tiền nhiệm của mình tìm mọi cách phỉ báng và làm mọi người xa lánh tôn giáo và di sản phong phú của họ và buộc quần chúng và các giáo sĩ đứng lên chống lại. Hàng chục nghìn giáo sĩ, các nhà hoạt động chính trị, trí thức, những người đấu tranh cho tự do và thậm chí cả dân thường bị tống vào tù hay bị tuyên tội chết. Một số cuộc nổi dậy của dân chúng bị quân đội, cảnh sát hay bộ máy tình báo của Quốc vương dẹp tan nghiêm khắc. Trong số đó đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ngày mùng 5 tháng 6 năm 1963 làm tổn thất sinh mạng của 15000 người và buộc Imam Khomeini bị đi lưu vong ở Irắc. Tất cả sự tàn ác này và vi phạm quyền cơ bản của con người diễn ra với sự đồng tình và thậm chí cả ủng hộ của cái gọi là Người bảo vệ quyền con người ở phương Tây. Sự bất công, độc tài, vi phạm quyền con người và liên minh mù quáng của Iran với Mỹ và phương Tây vẫn tiếp diễn mạnh mẽ đến tận năm 1979 khi cuộc tổng nổi dậy của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Imam Khomeini đấu tranh không bạo lực bắt chế độ thối nát của quốc vương phải đầu hàng và mở ra một chương mới trong lịch sử I ran ngày 11 tháng 2 năm 1979. Cuộc Cách mạng Hồi giáo Sự cai trị chuyên quyền của quốc vương Shah, thiếu các quyền dân chủ cơ bản nhất, sự thối nát gia tăng, gia đình trị, thiếu tôn trọng tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, tình hình kinh tế xấu đi, đời sống xuống dốc cùng với sự liên minh của chế độ với khối phương Tây và cam kết của quốc vương đấu tranh chống lại các dân tộc yêu chuộng hoà bình và đòi độc lập ở châu á và châu Phi theo mệnh lệnh của chính quyền Mỹ đã tạo nên bầu không khí bùng nổ ở Iran cuối năm 1978. Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Imam Khomeini đã lao vào cuộc đấu tranh hoà bình, không bạo lực chống lại Chính phủ. Những cuộc mít tinh lớn nổ ra trên mọi miền đất nước. Quốc vương Shah đã phái cảnh sát và quân đội mật, giết nhiều người và nhiều người khác thì bị bỏ tù. Luật giới nghiêm được ban hành trên khắp đất nước. Những biện pháp này càng làm bùng lên, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân. Imam Khomeini kêu gọi cuộc tổng đình công, chống luật pháp giáng một đòn mạnh vào tinh thần và sự vững chắc của chế độ. Ngành công nghiệp dầu lửa bị tê liệt và toàn bộ nền kinh tế bị ngừng trệ. Những cuộc biểu tình trên đường phố kêu gọi chấm dứt sự độc quyền và thành lập nước cộng hoà Hồi giáo ngày càng tăng. Quốc vương Shah đã yêu cầu chính phủ Irắc trục xuất Imam Khomeini đang sống tha hương ở thánh địa Majaf với hy vọng cách ly ông xa khỏi đất nước Iran rối ren. Irắc đã làm vậy, Imam Khomeini rời Irắc và tạm thời ở lại Pháp với thời hạn thị thực du lịch 3 tháng và tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh. Sự giải tán liên tiếp của các chính phủ, việc làm đầu môi chót lưỡi chống tham nhũng và lời hứa của quốc vương cải cách và thực hiện mong muốn của quần chúng nhân dân đã không mang lại lợi ích gì cho chính thể và cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục. Thậm chí sự cảnh báo của Mỹ và kêu gọi giúp đỡ của các đồng minh của quốc vương cũng không cứu đưọc ông ta. Quốc vương Shah bị bỏ rơi và không còn chọn lựa nào khác là rời bỏ đất nước mãi mãi ngày 16 tháng 1 năm 1979. Ngày 1-2-1979, Imam Khomeini trở về Iran sau 15 năm bị buộc lưu đày. Ông thành lập một chính phủ lâm thời và cô lập hơn nữa chế độ bù nhìn do quốc vương Shah chỉ định. Ngày 10 tháng 2 năm 1979, lực lượng vũ trang thi hành luật giới nghiêm rút quân về doanh trại và tuyên bố trung lập. Một ngày sau, những kháng cự cuối cùng của lực lượng trung thành với chế độ của quốc vương Shah kết thúc. ước nguyện của nhân dân cuối cùng cũng thắng thế. Nước Cộng hoà Hồi giáo Ngay sau chiến thắng của cuộc Cách mạng Hồi giáo, Imam Khomeini đã bổ nhiệm chính phủ lâm thời tiến hành trưng cầu ý dân về hệ thống chính phủ, soạn thảo Hiến pháp và chuẩn bị cơ sở cho tổng tuyển cử Quốc hội và người đứng đầu Nhà nước. Ngày 31 tháng 3 năm 1979, qua trưng cầu ý dân, nhân dân Iran đã chấp nhận thể chế cộng hoà Hồi giáo, ngày 2-11, Hiến pháp được thông qua trong cuộc bỏ phiếu toàn dân. Sau vài tháng, Quốc hội được thành lập và vị Tổng thống đầu tiên được nhân dân bầu ra. Trong chưa đầy một năm tất cả các thể chế dân chủ được hình thành. Nước cộng hoà mới theo đuổi chính sách độc lập, không liên kết với nước ngoài và bỏ tất cả các hiệp ước, liên minh với thực dân hoặc không được lòng dân. Tình hữu nghị với các nước đang phát triển và ủng hộ các dân tộc yêu chuộng hoà bình tạo thành nòng cốt của chính sách đối ngoại của Iran. Mỹ mất đi một đồng minh quan trọng nhất và bệ phóng quý giá trong khu vực đã cố hết sức gây mất ổn định và lật đổ nước cộng hoà Hồi giáo. Washington đã khởi xướng và ủng hộ cuộc nổi dậy trong nước ở Iran mà đã bị cả dân tộc chống lại. Chính quyền Mỹ đã dùng đến biện pháp cực đoan và khuyến khích xâm lược nước ngoài chống lại Iran. Thật không may, chính phủ Irắc rơi vào cái bẫy của Mỹ và ngày 22-9-1980 đã phát động tấn công tổng lực chống lại Iran kéo dài trong 8 năm trước khi Iran đánh bại cuộc tấn công và buộc những kẻ xâm lược rút quân hoàn toàn. Cuộc xâm lược phi lý, không khiêu khích này đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người lính Irắc, Iran và thường dân và biến tài sản của hai nước thành tro bụi. Bất chấp tất cả mọi xung đột, khó khăn và lệnh trừng phạt về chính trị kinh tế do Mỹ áp đặt, cả đất nước cố gắng giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập và chiến thắng cuộc chiến tranh áp đặt của Irắc sau 8 năm kháng chiến. Năm 1988, ngay sau khi chấm dứt chiến sự, thời kỳ tái thiết và khôi phục nhanh chóng bắt đầu. Hai kế hoạch phát triển 5 năm giúp đất nước thoát khỏi thảm hoạ kinh tế sắp xảy ra và đưa Iran vào đúng hướng phát triển và tiến bộ. Sau đó, nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc đã công bố báo cáo về người khởi xướng cuộc chiến tranh đẫm máu này và kết luận rằng chính Irắc phải chịu trách nhiệm về việc bùng nổ và tiếp diễn chiến tranh cũng như những thiệt hại gây ra cho Iran phải được bồi thường. |
||||
|