Bước tới nội dung

Yard

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản để in ra không còn được hỗ trợ và có thể có lỗi kết xuất. Xin hãy cập nhật các dấu trang của bạn và sử dụng chức năng in bình thường của trình duyệt thay thế.
1 yard =
Đơn vị quốc tế
0,914 m 914,4×10−6 km
914,4 mm 9,144×109 Å
6,112×10−12 AU 96,652×10−18 ly
Kiểu Mỹ / Kiểu Anh
36 in ft
yd 568,182×10−6 mi

Yard (tiếng Việt đọc như "Y-át", hay còn gọi là thước Anh; tiếng Anh đọc /jɑrd/; viết tắt: yd) hay [1] là một đơn vị chiều dài trong một số hệ đo lường khác nhau, bao gồm Hệ đo lường AnhHệ đo lường Mỹ. Kích thước mà nó đại diện có thể thay đổi tùy theo từng hệ đo lường. Yard được sử dụng phổ biến nhất ngày nay là yard quốc tế với định nghĩa bằng 0,9144 mét.

Yard được dùng làm đơn vị đo chiều dài sân trong trò chơi bóng đá của MỹCanada (mặc dù Canada đã chính thức sử dụng hệ mét).

Đơn vị diện tích tương ứng là yard vuông hay thước Anh vuông.

Quy đổi ra các đơn vị chiều dài khác

1 yard quốc tế bằng:

  • 0,5 fathom (1 fathom bằng 2 yard)
  • 3 feet (1 foot bằng một phần ba yard)
  • 36 inch
  • 0,9144 mét (1 mét bằng khoảng 1,0936 yard quốc tế)

Yard trước đây được phân chia theo tỷ lệ nhị phân thành hai, bốn, tám, và mười sáu phần gọi là half-yard (nửa yard), span (gang tay), finger (ngón tay), và nail (móng tay). Hai yard là một fathom (sải).

Mẫu chuẩn trên tường của Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich, London, Vương quốc Anh cho thấy các số đo chiều dài - 1 yard (3 feet), 2 feet, 1 foot, 6 inches (1/2 foot), và 1 inch.

Nguồn gốc lịch sử

Tên " yard " xuất phát từ một từ dùng cho nhánh cây hoặc một cái que thằng, mặc dù nguồn gốc chính xác của đo lường không được biết chính xác. Một số người tin rằng nó xuất phát từ cubit kép, hoặc nó có nguồn gốc từ số đo khối, một số người khác thì cho là từ các vật thể tương gần tương đương, như chiều dài của một bước dài hay bước chân. Một định đề thì cho rằng yard xuất phát từ vòng eo của người, trong khi một số khác cho rằng số đo này được phát minh bởi vua Henry I của Anh bằng khoảng cách giữa đầu mũi đến cuối ngón tay cái. Những điều này có vẻ giống như tiêu chuẩn hóa một sự vật hơn là phát minh ra sự đo lường mới.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Phòng 3, Quân huấn. Từ-điển Quân-sự Mỹ-Pháp-Việt. Sài Gòn: Ấn-quán Mai-lĩnh, 1958.