Guernsey
Guernsey
|
|
---|---|
Vị trí của Guernsey (hình tròn) ở Địa hạt Guernsey (red) | |
Guernsey-Guernsey.png|300px Vị trí của Guernsey trong Địa hạt Guernsey | |
Tổng quan | |
Vị thế | Guernsey |
Thủ đô | St Peter Port (Saint-Pierre-Port) 49°27′36″B 2°32′7″T / 49,46°B 2,53528°T |
Thành phố lớn nhất | thủ phủ |
Ngôn ngữ chính thức | |
• Ngôn ngữ địa phương | |
Tôn giáo chính | Cơ đốc giáo |
Chính trị | |
Lãnh đạo | |
• Vua | Charles III |
Richard Cripwell | |
Richard McMahon | |
• Chủ tịch Ủy ban Chính sách & Tài nguyên | Peter Ferbrache |
Lịch sử | |
Thành lập | |
• Tách khỏi Normandie | 1204 |
• Giải phóng khỏi Đức Quốc Xã | 9 tháng 5 năm 1945 |
Một phần của | Địa hạt Guernsey |
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 62 km2 24 mi2 |
• Mặt nước (%) | 0 |
Dân số | |
• Ước lượng 2022 | 63.950[1] (hạng 207th) |
• Mật độ | 965/km2 2.499,3/mi2 |
Kinh tế | |
GDP (PPP) | Ước lượng 2018 |
• Tổng số | $3,272 tỉ[2] |
$52,531[2] | |
Đơn vị tiền tệ | Bảng Guernsey, Bảng Anh (GGP, GBP) |
Thông tin khác | |
Múi giờ | GMT |
• Mùa hè (DST) | UTC+1 (British Summer Time) |
Giao thông bên | Trái |
Mã điện thoại | +44 |
Mã ISO 3166 | GG |
Tên miền Internet | .gg |
Guernsey (/ˈɡɜːrnzi/ ⓘ; tiếng Guernésiais: Guernési; tiếng Pháp: Guernesey) là hòn đảo lớn thứ hai về diện tích cũng như dân số trong Quần đảo Eo biển, xếp sau Jersey. Nó nằm cách Bán đảo Cotentin, Normandy 27 dặm (43 km) về phía Tây. Guernsey cùng với ba hòn đảo có người ở khác (Herm, Jethou và Lihou) và nhiều đảo nhỏ và bãi đá tạo thành phần chính của Địa hạt Guernsey, một trong ba Lãnh địa vương quyền của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chịu sự tài phán trực tiếp từ quân chủ Anh. Khu vực tài phán Guernsey và các đảo trực thuộc của nó có dân số 63.950 người[1] và diện tích 24 dặm vuông (62 km2), chiếm 79,5% diện tích và 95% dân số của Địa hạt Guernsey.[3]
Guernsey là một phần của Công quốc Normandy cho đến năm 1204, khi công quốc rơi vào tay của Vương quốc Pháp, người dân trên Quần đảo Eo biển vẫn trung thành với Vương quốc Anh nên đã tách khỏi lục địa Normandy thuộc Pháp. Năm 1290, Quần đảo Eo biển được phân chia về mặt hành chính và Guernsey trở thành một phần của Địa hạt Guernsey, phần còn lại là Địa hạt Jersey. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Guernsey bị Phát xít Đức xâm lược và chiếm đóng. Sau 5 năm, hòn đảo được giải phóng vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, được kỷ niệm hàng năm là Ngày Giải phóng.
Guernsey được quản lý như một phần của Địa hạt Guernsey, một Lãnh địa vương quyền của Vương quốc Anh. Do đó, hòn đảo không phải là một phần của Vương quốc Anh và cũng không phải là một Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, mặc dù chính phủ Vương quốc Anh có một số trách nhiệm về đối ngoại và quốc phòng với Địa hạt này. Quốc vương Anh là nguyên thủ quốc gia[4] và người đứng đầu chính phủ là Chủ tịch Ủy ban Chính sách và Tài nguyên. Quốc hội và chính phủ của khu vực tài phán là Nghị viện Guernsey. Hòn đảo được chia thành 10 giáo xứ.
Ngành công nghiệp lớn nhất của Guernsey là dịch vụ tài chính, tiếp theo là du lịch và nông nghiệp. Hòn đảo này đặc biệt nổi tiếng với gia súc. Văn hóa của Guernsey chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Anh, thể hiện rõ qua việc lãnh thổ này sử dụng đồng bảng Anh và tình trạng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ chính. Văn hóa Norman và Pháp cũng có tác động, chẳng hạn như ngôn ngữ truyền thống của hòn đảo, tiếng Guernésiais vẫn còn được sử dụng. Ngoài ra, nhà văn Pháp Victor Hugo đã sống lưu vong 15 năm ở Guernsey, nơi ông đã viết một số tác phẩm nổi tiếng nhất của mình.[5]
Nguồn gốc tên gọi
Tên của hòn đảo, "Guernsey", giống như tên của đảo "Jersey" lân cận, có nguồn gốc từ tiếng Bắc Âu cổ. Yếu tố thứ hai của mỗi từ, "-ey", là tiếng Bắc Âu cổ có nghĩa là "đảo",[6] trong khi từ gốc, "guern(s)", có nguồn gốc và ý nghĩa không chắc chắn, có thể bắt nguồn từ một trong hai tên riêng chẳng hạn như Grani hoặc Warinn, hoặc từ gron, nghĩa là cây thông.[7]
Các tên trước đây của Quần đảo Eo biển thay đổi theo lịch sử, nhưng bao gồm các đảo Lenur,[8] và Sarnia; Sarnia là tên Latin của Guernsey, hay Lisia (Guernsey) và Angia (Jersey).
Lịch sử
Lịch sử ban đầu
Khoảng năm 6000 trước Công nguyên, mực nước biển dâng cao đã tạo ra eo biển Manche và tách các mũi đất Norman vốn trở thành Địa hạt Guernsey và Jersey khỏi lục địa châu Âu.[9] Những người nông dân thời kỳ đồ đá mới sau đó đã định cư trên bờ biển của nó và xây dựng các mộ đá và menhir được tìm thấy trên các hòn đảo ngày nay, cung cấp bằng chứng về sự hiện diện của con người có niên đại khoảng 5000 năm trước Công nguyên.[10]
Bằng chứng về các khu định cư của người La Mã trên đảo và việc phát hiện ra các amphora từ khu vực Herculaneum và Tây Ban Nha cho thấy bằng chứng về một mạng lưới thương mại khu vực phức tạp với buôn bán đường dài.[11] Buildings found in La Plaiderie, St. Peter Port dating from 100 to 400 AD appear to be warehouses.[12] Các tòa nhà được tìm thấy ở La Plaiderie, Cảng St. Peter có niên đại từ năm 100 đến năm 400 sau Công nguyên dường như là nhà kho.[13] Bằng chứng sớm nhất về vận chuyển hàng hải là việc phát hiện ra xác một con tàu ở cảng St Peter Port, được đặt tên là Asterix. Người ta cho rằng nó là một tàu chở hàng của La Mã thế kỷ thứ III và có lẽ đang neo đậu hoặc mắc cạn khi hỏa hoạn xảy ra.[14] Du hành từ Vương quốc Gwent, Thánh Sampson, sau này là tu viện trưởng xứ Dol ở Brittany, được cho là người đã đưa Cơ đốc giáo đến Guernsey.[15]
Địa lý
Chính trị
Kinh tế
Xã hội
Văn hoá
Chú thích
Tham khảo
- ^ a b Guernsey Quarterly Population, Employment and Earnings Bulletin, 2 tháng 5 năm 2023
- ^ a b “Guernsey Annual GVA and GDP Bulletin - 2018”. gov.gg. States of Guernsey. 15 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Guernsey Facts and Figures”. States of Guernsey. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2016.
- ^ House of Commons Justice Committee (30 March 2010). Crown dependencies. 8th Report of Session 2009–10 (HC 56-1 ed.). The Stationery Office Ltd. ISBN 978-0-215-55334-8.
- ^ Cooper 2006, tr. 19
- ^ “Old Norse Words in the Norman Dialect”. Viking Network. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
- ^ Hocart, Richard (2010). Guernsey's Countryside: An Introduction to the History of the Rural Landscape. Guernsey: Societé Guernesiaise. ISBN 978-0953254798.
- ^ “Guernsey, Channel Islands, UK”. BBC. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007.
- ^ “La Cotte Cave, St Brelade”. Société Jersiaise. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Guernsey Attractions – Ancient Monuments”. Island Life. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2017.
- ^ Sebire 2005, tr. 107
- ^ Sebire 2005, tr. 110
- ^ Sebire 2005, tr. 110
- ^ “Gallo-Roman Ship”. Guernsey Museums & Galleries. 19 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2017.
- ^ Marr, James (2001). The History of Guernsey – The Bailiwick's Story. The Guernsey Press. ISBN 978-0953916610.
Nguồn
- Cooper, Glynis (2006). Foul deeds & suspicious deaths in Guernsey. Wharncliffe Books. ISBN 978-1845630089.
- Crossan, Rose-Marie (2015). Poverty and Welfare in Guernsey, 1560–2015. Boydell & Brewer. ISBN 978-1783270408.
- Jamieson, A.G. (1986). A people of the sea. Methuen. ISBN 978-0416405408.
- Sebire, Heather (2005). The Archaeology and Early history of the Channel Islands. The History Press. ISBN 978-0752434490.
Liên kết ngoài