Bước tới nội dung

Indi(III) oxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Ccv2020 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 04:09, ngày 7 tháng 6 năm 2021 (Ccv2020 đã đổi Indi(III) oxit thành Inđi(III) oxit: Tên chưa được Việt hóa hoàn toàn.). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Indi(III) oxit
Tên khácindium trioxide, indium sesquioxide
Nhận dạng
Số CAS1312-43-2
Thuộc tính
Công thức phân tửIn2O3
Khối lượng mol277.64 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu vàng vàng, không mùi
Khối lượng riêng7.179 g/cm3
Điểm nóng chảy 1.910 °C (2.180 K; 3.470 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
BandGap~3 eV (300 K)
MagSus−56.0·10−6 cm3/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Indi(III) oxit (công thức là In2O3) là một hợp chất hoá học, một oxit amphoteric của indi.

Phản ứng

Khi nung nóng Indi(III) oxit đến 700 °C nó tạo ra hợp chất In2O được gọi là Indi(I) oxit hoặc oxi indi), ở 2000 °C, Indi(III) oxit bị phân hủy. Hợp chất này hòa tan trong axit, nhưng không hòa tan trong các dung dịch kiềm.[1] Ngoài ra, nó cũng phản ứng với amoniac ở nhiệt độ cao, tạo ra hợp chất indi nitrua:[2]

In2O3 + 2 NH3 → 2 InN + 3 H2O

Với K2O và hợp chất K5InO4 chứa các ion InO4 được điều chế.[3] Hợp chất Indi(III) oxit còn phản ứng với một loạt các trioxit kim loại để sản xuất ra perovskite[4] ví dụ là phản ứng:

In2O3 + Cr2O3 → 2 InCrO3

Ứng dụng

Indi(III) oxit được sử dụng trong một số loại pin, gương phản chiếu hồng ngoại mỏng trong suốt cho ánh sáng nhìn thấy (gương nóng), một số lớp phủ quang học, và một số lớp phủ chống tĩnh điện. Kết hợp với thiếc dioxit, oxit indi tạo ra oxit thiếc indium (còn gọi là oxit indi pha tạp thiếc hoặc ITO), một vật liệu được sử dụng cho lớp phủ dẫn điện trong suốt.

Trong chất bán dẫn, oxit indi có thể được sử dụng như một chất bán dẫn loại n, được sử dụng như một yếu tố điện trở trong các mạch tích hợp.[5]

Tham khảo

  1. ^ Downs, Anthony John (1993). Chemistry of aluminium, gallium, indium, and thallium. Springer. ISBN 0-7514-0103-X.
  2. ^ Wiberg, Egon and Holleman, Arnold Frederick (2001) Inorganic Chemistry, Elsevier ISBN 0123526515
  3. ^ Lulei, M.; Hoppe, R. (1994). “Über "Orthoindate" der Alkalimetalle: Zur Kenntnis von K5[InO4]”. Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie. 620 (2): 210–224. doi:10.1002/zaac.19946200205.
  4. ^ Shannon, Robert D. (1967). “Synthesis of some new perovskites containing indium and thallium”. Inorganic Chemistry. 6 (8): 1474–1478. doi:10.1021/ic50054a009. ISSN 0020-1669.
  5. ^ “In2O3 (Indium Oxide)”. CeramicMaterials.info. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.