Tư vấn hồ sơ pháp lý môi trường cho Doanh Nghiệp

QCVN tư vấn hồ sơ môi trường và Các hoạt động bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp:

Hiện Bộ tài nguyên và Môi trường vừa ra Luật bảo vệ môi trường và thông tư hướng dẫn gồm:

– Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, riêng khoản 3 Điều 29 (quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường) có hiệu lực từ ngày 01/02/202.

– Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

– Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

QCVN xin tóm tắt ngắn gọn nội dung Doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý như sau:

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  1. Form mẫu:

a) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02 này;

b) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.B Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02 này.

c) Đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

2. Thời gian gởi báo cáo

Trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo

Tuy nhiên Bộ Tài Nguyên và môi trường vừa ban hành Quyết định số 3323/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2022 “Về việc đính chính Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”

Điều 1. Đính chính lỗi kỹ thuật tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường như sau:

1. Tại khoản 2 Điều 66:

a) Sửa “trước ngày 05 tháng 01…” thành “trước ngày 15 tháng 01…”;

b) Sửa “trước ngày 10 tháng 01…” thành “trước ngày 20 tháng 01…”.

  1. Hình thức gởi báo cáo:

– Trực tiếp: bản cứng bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị bản điện tử (file.doc)

– Bản điện tử: theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị.

– Cách thức gởi báo cáo:

a) Gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương;

b) Gửi, nhận trực tiếp;

c) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;

d) Gửi, nhận qua Fax;

đ) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;

e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

4. Nơi nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan sau: Cơ quan cấp giấy phép môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này); Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp);

2. Giấy phép môi trường và đăng ký môi trường

Giấy phép môi trường:

    • Đối tượng thực hiện:

– Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

– Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

  • Thời gian thực hiện

a) Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

b) Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;

c) Dự án đang vận hành thử nghiệm trước ngày Luật có hiệu lực thi hành, chủ dự án được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm.

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành.

Trường hợp dự án đầu tư thực hiện theo nhiều giai đoạn thì giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn.

  • Cơ quan cấp phép:

Bộ TNMT:

  1. a) Đối tượng quy định tại Điều 39 đã được Bộ TNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  2. b) Đối tượng quy định tại Điều 39 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: đối với dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, An ninh.

UBND cấp tỉnh:

  1. a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39;
  2. b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
  3. c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 đã được UBND tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt ĐTM
  • Thời hạn giấy phép

a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;

b) 07 năm đối với dự án hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

c) 10 năm đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a và điểm b;

  • Lưu Ý:

– Kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt ĐTM, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.

– Chủ dự án có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.

+ Bộ Tài chính: từ 45 – 50 triệu/hồ sơ

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

(giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của UBND tỉnh và UBND cấp huyện): hiện tại chưa có

1/ Nhóm I: Làm Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường → ĐTM → Giấy phép môi trường

2/ Nhóm II: Dự án có phát sinh nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm → Làm ĐTM và Giấy phép môi trường

3/ Nhóm III: Dự án phát sinh nước thải từ 5 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm → Làm Giấy phép môi trường

    Nhóm III: Dự án phát sinh CTNH 1.200 kg/năm trở lên hoặc 100 kg/tháng trở lên → Làm Giấy phép môi trường

Lưu ý:

  1. Giấy chứng nhận, xác nhận có thời hạn về môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 của Luật này, được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn.
  2. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được cấp được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép và là một phần của giấy phép môi trường. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường trong trường hợp đã hoàn thành công trình, thiết bị xử lý khí thải, quản lý chất thải rắn theo quy định của Luật Môi trường số 72.
  3. Trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở thì chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép.

Đăng ký môi trường:

    • Đối tượng thực hiện:

a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

  • Thời gian thực hiện

a) Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;

b) Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49 phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

  • Cơ quan cấp phép:

UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Đối với dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án được quyền chọn UBND cấp xã để đăng ký môi trường.

  • Thời hạn giấy phép

Không quy định

Lý do nên chọn QCVN là đối tác chiến lược trong công tác quan trắc môi trường/ hồ sơ môi trường

  • QCVN là đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo quyết định số 345/SYT-NVY ngày 18/01/2019 của Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh, đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường theo Vimcerts 197 của Bộ Tài Nguyên Và môi trường và là đơn vị có hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn 17025
  • QCVN trang bị đầy đủ thiết bị quan trắc hiện trường để đo các yếu tố vi khí hậu, bụi, chỉ tiêu khí độc, chỉ tiêu hơi dung môi, nhiệt độ và trang thiết bị phòng thí nghiệm với đầy đủ máy móc GC-MS sắc khí Ion của Perkin Elemer phân tích đầy chỉ tiêu khí độc trong môi trường lao động, phòng vi sinh để quan trắc các yếu tố vi sinh vật, mẫn cảm, dị ứng trong môi trường làm việc.
  • QCVN tự hào có đội ngũ kỹ thuật viên, quan trắc viên, chuyên viên chăm sóc khách hàng không ngừng nỗ lực mang đến dịch vụ tốt nhất cho từng khách hàng.
  • Đội ngũ quan trắc và phân tích của QCVN thường xuyên được đào tạo tại các trung tâm phân tích của TT3, Pasteur, Viện vệ sinh y tế Công Cộng, Viện sức khỏe nghề nghiệp và được cấp các bằng cấp công nhận bởi các cơ quan quản lý nhà nước

Các hoạt động khảo sát, quan trắc môi trường tại doanh nghiệp

quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động

tại sao nên quan trắc môi trường định kỳ

CÔNG TY CP KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QCVN VIỆT NAM

Trung tâm: 67/2/8 Đường số 5, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0944171661 – Điện thoại: 0287 308 6678

Email: [email protected]